Phân loại phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật Hình sự

04/11/2021
Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trục lợi bị xử lý như nào?
854
Views

Phân loại phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật Hình sự được phân loại như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là phạm tội chưa đạt?

Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Ví dụ:

– Về tình tiết phạm tội chưa đạt đối với tội Giết người: Đa số các bản án về tội Giết người áp dụng tình tiết phạm tội chưa đạt; là do bị cáo thực hiện hành vi gây thương tích với tính chất và mức độ hành vi nguy hiểm có khả năng gây chết người; tuy nhiên hậu quả chết người không xảy ra do khách quan, nằm ngoài ý chí của bị cáo.

 – Về tình tiết phạm tội chưa đạt đối với tội trộm cắp tài sản: Đối với tội trộm cắp tài sản, tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Đối với vật nhỏ gọn; thì được coi là chiếm đoạt từ thời điểm người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người. Trường hợp tài sản chiếm đoạt không phải là vật nhỏ gọn như trên; thì thời điểm hoàn thành khi đã mang tài sản ra khỏi nơi bảo quản.

Phân loại phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật Hình sự

– Căn cứ vào mức độ thực hiện hành vi

Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

  • Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi): Người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.

Anh A và anh B có mâu thuẫn; vào một hôm anh A cùng bạn muốn giết anh B; sau khi đánh tra tấn anh B nặng nề đến nằm im bất tỉnh. Anh A cùng bạn nghĩ anh B đã chết nên đã bỏ đi. Tuy nhiên sau đó anh B tỉnh lại cố gắng liên lạc điện thoại với người thân; và được người thân tìm đến và cứu sống.

  • Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả; nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.

Theo tình huống trên, tuy nhiên trong khi anh A đang tra tấn anh B thì công an tới; anh A cùng bạn lập tức bị bắt giữ; còn anh B sau khi bị tra tấn bị thương nặng được đưa đi bệnh viện.

– Căn cứ vào nguyên nhân

+ Nguyên nhân khách quan thuộc về bản thân người phạm tội

+ Nguyên nhân thuộc về các điều kiện khách quan khác.

Quy định về hình phạt khi phạm tội chưa đạt

Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về việc quyết định hình phạt với hành vi phạm tội chưa đạt như sau:

– Hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt; được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; mức độ thực hiện ý định phạm tội; và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

– Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo khoản 3 Điều 102 Bộ luật Hình sự; mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt; là không quá 1/3 mức hình phạt cao nhất. Trong đó:

+ Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định (theo khoản 1 Điều 100).

+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (theo khoản 2 Điều 101).

Phân biệt hành vi phạm tội chưa đạt và hành vi chuẩn bị phạm tội

Hành vi chuẩn bị phạm tội: Chủ thể chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm (có nghĩa là hành vi chưa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ); mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi; cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhanh chóng về sau.

Hành vi phạm tội chưa đạt: Chủ thế đã thực sự bắt tay vào việc thực hiện tội phạm; các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, hậu quả đã gây ra cho xã hội. Hành vi trở nên nguy hiểm hơn nếu không có căn cứ “do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn” ngăn chặn lại việc tiếp tục để hành vi phạm tội đó tiếp diễn.

Một số bản án tòa án nhận định bị cáo phạm tội chưa đạt

Bản án số 38/2019/HSST ngày 20/08/2019.

Về tội “Giết người”(Chưa đạt).

Khoảng 20 giờ ngày 03/02/2018 tại phòng trọ của anh Trần Đình T2 thuê ở tổ 2, phường HS, thành phố TN; Lê Bá Đ phát hiện chị Nguyễn Thị T1 (là vợ Đ) cùng anh Hoàng Đức A nằm ôm nhau trên giường; nên Lê Bá Đ đã dùng con dao mang theo từ trước đó; (loại dao rựa dài 42cm cả chuôi và lưỡi đều bằng kim loại liền khối; màu đen, mũi dao vuông, lưỡi dao bản rộng nhất là 6cm, chuôi dài 10cm); đã chém nhiều nhát vào phần đầu, mặt và tay của chị T1 làm chị T1 bị thương tích nặng. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên cho chị T1 là 77%.

Cấp sơ thẩm tuyên:  Bị cáo Lê Bá Đ phạm tôị “Giết người” (chưa đạt).

Xử phạt Bị cáo Lê Bá Đ 09 năm (chín năm) tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 23/02/2018.

Bản án số 153/2018/HS-ST ngày 15/11/2018

Về tội “Cướp tài sản” (chưa đạt).

Vào ngày 22/8/2018 tại khu công nghiệp Hố Nai thuộc xã H, huyện T, tỉnh Đ; khi phát hiện chị L đi bộ trên lề đường theo chiều ngược lại; và có cầm trên tay chiếc điện thoại di động Samsung J7 Prime G610; Thái Thanh H rủ Trần Anh T cướp chiếc điện thoại của chị L thì T đồng ý. Trong lúc giằng co cướp điện thoại của chị L thì có ánh đèn xe mô tô chiếu sáng; do sợ bị phát hiện nên H dùng mã tấu chém một nhát vào chân của chị L để chiếm đoạt điện thoại; tuy nhiên do nguyên nhân ngoài ý muốn nên mục đích chiếm đoạt tài sản của người bị hại không thực hiện được đến cùng nên các bị cáo phạm tội chưa đạt.

Cấp sơ thẩm tuyên: Tuyên bố các bị cáo Thái Thanh H và Trần Anh T phạm tội “Cướp tài sản” (chưa đạt).

  • Xử phạt bị cáo Thái Thanh H 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 04/9/2018.
  • Xử phạt bị cáo Trần Anh T 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 12/9/2018.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề Phân loại phạm tội chưa đạt theo quy định Bộ luật Hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm trong Bộ luật Hình sự được phân loại ra sao?

Bộ luật Hình sự 2015 đã phân loại tội phạm theo 04 nhóm căn cứ vào vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; cụ thể như sau: Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thế nào là tội phạm hoàn thành?

Tội phạm hoàn thành là giai đoạn hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm quy định trong luật.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.(Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời