Phân biệt đối xử trong lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?

28/11/2021
406
Views

Xin chào Luật sư, tôi có một người bạn làm việc trong một công ty tổ chức sự kiện. Vì chơi khá thân với nhau nên chúng tôi thường hay tâm sự chuyện công việc và tình cảm. Tôi được biết bạn tôi ở công ty thường bị sếp phân biệt đối xử. Do ngoại hình không được xinh đẹp nên bạn tôi thường xuyên bị sai đi lao dọn phòng họp. Các sự kiện tiệc tùng ăn uống của công ty cũng không được mời tham dự. Bạn tôi vô cùng buồn rầu vì vấn đề này. Tôi muốn hỏi luật sư là phân biệt đối xử trong lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì ngoại hình của con người trở nên quan trọng hơn. Nhiều người có ngoại hình nổi trội thường được quan tâm và chú ý rất nhiều. Tuy nhiên, những người có ngoại hình không được nổi trội lại thường xuyên bị bắt nạt, gây khó dễ. Họ bị phân biệt đối xử tại môi trường làm việc… Vậy phân biệt đối xử trong lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm? Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lao động theo quy định của pháp luật hiện hành?

Điều 8 BBộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động; hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo; hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo; hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động; hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động; hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.”

Như vậy, những hành vi trên đây thuộc hành vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi vi phạm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định. Người lao động cần nắm rõ quy định trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Trong trường hợp này, bạn của bạn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

Tại Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền; hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

– Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, người sử dụng không được thực hiện các hành vi theo quy định trên đây. Người lao động cần chú ý để mình không bị xâm phạm về quyền lợi.

Người lao động có thể ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không?

Tại Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản; và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động”.

Như vậy, người lao động có thể ủy quyền để giao kết hợp đồng lao động khi thuộc trường hợp quy định tại điều luật này.

Có những loại hợp đồng lao động nào theo quy định?

Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì có các loại hợp đồng lao động sau:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Phân biệt đối xử trong lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Khi nào hợp đồng lao động có hiệu lực?

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận