Mang thai ngoài ý muốn là tình trạng thụ thai ngoài mong đợi, thường phổ biến ở những người hoạt động tình dục sớm và không có biện pháp tránh thai an toàn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ý muốn phá thai, sinh non, sảy thai và gây ra các ảnh hưởng tâm lý của người phụ nữ. Phá thai ngoài ý muốn có được hưởng bảo hiểm xã hội không được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Bởi vì rất nhiều chị em tham gia đóng bảo hiểm xã hội và muốn nhận được những lợi ích của hình thức này. Nhưng liệu rằng khi thực hiện phá thai ngoài ý muốn thì chị em sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội không? Bài viết ngay dưới đây sẽ phân tích giúp chị em tìm ra được câu trả lời chính xác nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi ban hành ngày 13/06/2014
Nội dung tư vấn
Thông tin chung về mang thai ngoài ý muốn
Mang thai ngoài ý muốn là tình trạng thụ thai không mong muốn. Sinh hoạt tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai không hiệu quả là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây có thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn trên thế giới khác nhau ở các khu vực địa lý, quốc gia, chủng tộc và khả năng nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, một số trường hợp mang thai ngoài ý muốn là do mang thai nhầm hoặc vỡ kế hoạch hóa gia đình giữa các cặp vợ chồng.
Mang thai ngoài ý muốn là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến phá thai, sảy thai, sinh non và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Bên cạnh đó, trẻ em được sinh ra từ bào thai ngoài ý muốn thường không có môi trường phát triển toàn diện, thiếu tình yêu thương và có nguy cơ dẫn đến các suy nghĩ lệch lạc trong tương lai.
Bên cạnh đó, hầu hết các hướng giải quyết khi có thai ngoài ý muốn là chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp phá thai đều có nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý của người mẹ trong tương lai.
Phá thai ngoài ý muốn có được hưởng bảo hiểm xã hội không
Thực tế phá thai ngoài ý muốn do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Có thể vì dị tật thai nhi hoặc thai phụ sức khỏe không tốt, bị hãm hiếp, loạn luân… gây mang thai ngoài ý muốn…
Và căn cứ vào Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nếu thuộc 1 trong số các trường hợp như sau:
► Đối tượng lao động nữ mang thai; Đối tượng lao động nữ sinh con.
► Đối tượng lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
► Đối tượng lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
► Đối tượng lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản.
► Đối tượng lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
⇒ Do đó phá thai ngoài ý muốn có được hưởng bảo hiểm xã hội không nếu thuộc các trường hợp: Sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hay phá thai bệnh lý thì sẽ được hưởng thai sản. Còn nếu tự ý phá thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.
Ở đây theo căn cứ được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định những trường hợp sẽ không được hưởng BHYT như sau:
- Chi phí trường hợp quy định ở Khoản 1 Điều 21 được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng và an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng và an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm và chẩn đoán thai nhưng không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng như dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện nạo hút thai, phá thai trừ trường hợp cần đình chỉ thai nghén vì nguyên nhân bệnh lý của thai hoặc của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị tình trạng cận thị, lác, tật khúc xạ của mắt trừ trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi.
- Sử dụng vật tư y tế thay thế như chân tay giả, răng giả, mắt giả, kính mắt, máy trợ thính. Sử dụng phương tiện trợ giúp vận động trong quá trình khám và chữa bệnh, phục hồi chức năng.
- Khám và chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa gây ra.
- Khám bệnh và chữa bệnh nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc là những chất gây nghiện khác.
- Thực hiện giám định y khoa, giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần.
- Tham gia vào quá trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu khoa học.
Do vậy theo căn cứ quy định thì phá thai ngoài ý muốn có được hưởng bảo hiểm y tế không sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả. Bởi vì bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho những trường hợp phá thai được sự chỉ định cơ sở y tế vì nguyên nhân bệnh lý gây ra.
Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do phá thai bệnh lý
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– NLĐ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
Theo các quy định nêu trên bạn sẽ được nghỉ 20 ngày, trong đó bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần. Bạn sẽ được trả tiền lương cho 20 ngày này với mức bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Phá thai ngoài ý muốn có được hưởng bảo hiểm xã hội không” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, , …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Giúp người khác phá thai trái phép thì phạm tội gì?
- Pháp luật về nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay
- Tham gia bảo hiểm xã hội dưới 1 năm được hưởng những quyền lợi gì?
Câu hỏi thường gặp
Chỉ khi phá thai bệnh lý mới được hưởng chế độ thai sản và chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản còn trường hợp của bạn là phá thai do nhỡ kế hoạch, vì vậy, bạn sẽ không được nghỉ dưỡng sức sau thai sản.
Tuy nhiên, do bạn phá thai và được cơ sở y tế cấp giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nên bạn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, khám thai định kỳ là một trong những khoản chi trả của BHYT.
Tuy nhiên, việc khám thai định kỳ này phải thực hiện theo lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và theo quy trình khám tiêu chuẩn. Điều này đồng nghĩa với việc, BHYT sẽ không chi trả viện phí cho người đi khám thai không theo lịch định kỳ và những xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, phục hồi chức năng… Và đương nhiên, với những bệnh viện hay phòng khám tư nhân, các chi phí này sẽ không được BHYT chi trả.