Pháp luật về nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay

23/08/2021
Pháp luật về nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay
2316
Views

Có thể nói, tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ hiện nay là một vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nạo phá thai không còn là chuyện riêng của mỗi người; mà nó được coi là hành động phi đạo đức, thậm chí cao hơn là tội ác giết người. Rất nhiều quốc gia đã ban hành luật chống nạo phá thai.

Xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân từ phía xã hội; và cũng như từ phía gia đình dẫn đến tình trạng nạo phá thai như hiện nay. Một số bộ phận không làm chủ được mình; thiếu kiện thức hoặc thích cuộc sống hưởng thụ, buồng thả, coi thường chuẩn mực đạo đức xã hội. Về phía gia đình, sự phát triển của xã hội kéo con người theo guồng quay của cuộc sống. Nhiều gia đình phó mặc con cho nhà trường và xã hội; đến khi phát hiện con mình có thai thì đã muộn. Cha mẹ cũng ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con cái; chưa trở thành người đồng hành để chia sẻ.

Vậy nạo phá thai ở Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989;

Pháp lệnh dân số năm 2003

Khái niệm

Nạo phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thủ thuật để loại bỏ phôi thai; bào thai; và nhau thai ra khỏi tử cung hoặc sử dụng thuốc phá thai.

Phá thai là biện pháp sử dụng thủ thuật; hoặc thuốc với mục đích chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai. Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là chấm dứt thai kỳ với lý do bắt buộc; hoặc do hoàn cảnh sống.

Quyền của phụ nữ được nạo phá thai

Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 thì:

1. Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.

2. Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.

3. Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.

Hậu quả của việc nạo phá thai

Việc phá thai có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

  • Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần
  • Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng
  • Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.
  • Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm; dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.
  • Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo; làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng; thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

Các trường hợp nghiêm cấm nạo phá thai

Vì giới tính của thai nhi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP nạo phá thai hành vi vi phạm pháp luật khi:

Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác

Như vậy, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật Việt Nam đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ; nhưng vẫn có một số trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm.

Thai nhi vượt quá tuần tuổi theo quy định pháp luật

Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” quy định tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.

Theo đó, mọi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi bị là hành vi vi phạm pháp luật; bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe; kỹ thuật, trang thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định

Mức xử phạt

Hinh xử phạt đối với hành vi nạo phá thai trái với quy định của pháp luật là xử phạt hành chính. Cụ thể các mức phạt đối với mỗi hành vi được quy định tại Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

5. Phạt tiền từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính”.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Pháp luật về nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra luật sư 247 còn cung cấp dịch vụ: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,….

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Muốn phá thai thì phải làm sao?

Khi muốn thực hiện việc này, cần xác định được tuần tuổi của thai nhi. Việc phá thai an toàn còn phải dựa vào tuần tuổi của thai nhi. Nếu thai nhi đã phát triển quá to và trên 12 tuần tuổi thì không nên phá bỏ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Phá thai nội khoa được thực hiện như thế n

Phá thai nội khoa trong ba tháng đầu không cần thủ thuật hoặc gây mê, nhưng cần phải thăm khám nhiều lần tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Một số loại thuốc gây sảy thai như thuốc uống hoặc thuốc được đặt vào âm đạo. Bạn có thể sử dụng chúng ở nhà mà không cần đến phòng khám.

Những triệu chứng sau khi dùng thuốc phá thai là gì?

Các loại thuốc được sử dụng trong phá thai nội khoa sẽ gây chảy máu nặng hơn nhiều so với thời kỳ kinh nguyệt bình thường. Xuất hiện một vài triệu chứng như chuột rút nghiêm trọng, buồn nôn, sốt, ớn lạnh. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn cho bạn. Để phá thai hoàn tất, sẽ mất khoảng vài ngày hoặc vài tuần.

Những triệu chứng sau khi phá thai ngoại khoa giữa thai kỳ là gì?

Trong 1 hoặc 2 ngày sau thủ thuật phá thai, bạn có thể gặp các tình trạng đau nhức hoặc chuột rút. Ngoài ra, hiện tượng chảy máu âm đạo có thể kéo dài đến 2 tuần.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời