Do ảnh hưởng tình hình dịch bênh dẫn đến tình trạng kinh doanh khó khăn cũng như nhiều lý do khác nhau. Tình trạng doanh nghiệp phá sản hiện nay ngày càng nhiều.
Xin chào Luật sư! Tôi tên là Nguyễn Mạnh H; hiện đang là giám đốc điều hành công ty TNHH Thực phẩm. Nhưng do gần đây ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19; dẫn đến tình trạng kinh doanh khó khăn; vấn đề tài chính khủng hoảng. Luật sư cho tôi hỏi: muốn phá sản chủ công ty TNHH Hai thành viên trở lên thì cần những thủ tục gì? Phải nộp hồ sơ như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư X xin giải đáp thắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Công ty TNHH Hai thành viên là gì?
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân.
- Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phá sản là gì?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Thủ tục phá sản là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án) sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Quy định về thủ tục phá sản công ty TNHH Hai thành viên trở lên?
- Người có quyền, nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động; công đoàn cơ sở; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương; các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thanh toán.
- Công ty khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Thông báo doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
- Cá nhân; cơ quan; tổ chức khi phát hiện công ty TNHH hai thành viên trở lên mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo phải bảo đảm tính chính xác của thông báo. Trường hợp cá nhân; cơ quan; tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại; chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty năm 2021
Trình tự, thủ tục phá sản công ty TNHH Hai thành viên trở lên?
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Phương thức nộp: Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn; tài liệu; chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng:
Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công; Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ: Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản; trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn.
- Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác.
- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản; gửi cho người nộp đơn và hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản; biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh; văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp, công ty năm 2021
Nếu có thắc mắc gì về ” Thủ tục phá sản công ty TNHH Hai thành viên trở lên”; vui lòng liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ; tức là phải thanh toán các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của bản thân họ
Quá trình đòi nợ; thanh toán các khoản nợ khi mở thủ tục phá sản được thực hiện thông qua tòa án nhân dân.
Là một hoạt động đòi nợ một cách tập thể; do chủ nợ thông thường từ 02 chủ thể trở lên.
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền NỘP ĐƠN yêu cầu MỞ THỦ TỤC phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương; các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệpkhông thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.