Nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện như thế nào?
Chào Luật sư. Hôm qua tôi lên thành phố thăm con thì bị cảnh sát giao thông phạt về tội vượt đèn đỏ. Do vội quá nên tôi xin phép hôm sau nộp phạt sau. Tuy nhiên hôm nay tôi đã về quê. Ở quê tôi không có ngân hàng, vậy tôi có thể ra bưu điện để nộp phạt không? Thủ tục nộp phạt tại bưu điện như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn
Vấn đề nộp phạt giao thông hiện nay rất phổ biến. Để đảm bảo sự tiện lợi cho người dân khi nộp phạt, nhà nước đã quy định một số hình thức nộp phạt trong các trường hợp cụ thể. Người vi phạm có thể nộp phạt tại ngân hàng; tại kho bạc nhà nước; tại cổng thông tin dịch vụ công; hoặc là một trực tiếp cho cảnh sát giao thông. Tuy nhiên mỗi hình thức nộp phạt phải tuân theo một số quy định. Hiện nay, Pháp luật quy định người vi phạm có thể nộp phạt tại bưu điện.
Vi phạm giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Cấu thành vi phạm luật giao thông
- Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
- Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép; không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
- Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định; không mắc các bệnh tâm thần; có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
- Tước giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.
Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông, phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.
Những lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ dưới đây có thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền:
Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô/điều khiển xe ôtô; máy kéo; các loại xe tương tự xe ôtô.
Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ.
Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.
Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.
Nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên, cá nhân; tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính không lập biên bản.
Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ/người giám hộ của người đó.
Có thể nộp phạt vi phạm giao thông tại bưu điện không?
Tại Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2016, Chính phủ đã thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.
Do đó, người vi phạm có thể nộp phạt qua bưu điện
Nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15.6.2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu, người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ thực hiện qua những bước sau:
Bước 1: Đăng ký với cơ quan Công an giao thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm;
Bước 2: Người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện;
Bước 3: Khi nhận được tiền nộp phạt, Cảnh sát giao thông sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm. Bưu điện có trách nhiệm chuyển phát nhanh chóng; chính xác; an toàn giấy tờ tới tận tay người nhận;
Bước 4: Người vi phạm nhận lại giấy tờ từ bưu điện và ký xác nhận.
Phí nộp phạt giao thông qua đường bưu điện
Thông thường, phí dịch vụ mà người vi phạm giao thông nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông qua bưu điện được quy định là số tiền phạt đến 3 triệu đồng trả giấy tờ cùng tỉnh là 50.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 80.000 đồng; Từ trên 3 – 10 triệu đồng tại cùng tỉnh là 60.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 90.000 đồng…
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.
Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân; tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Có thể bạn quan tâm
- Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện như thế nào?” Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại giấy tờ trong vòng tối đa 2 ngày, đối với các huyện và tỉnh thành khác là 3-5 ngày.
Pháp luật đã cho phép người dân nộp tiền phạt trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc quản lý tiền phạt, đặc biệt tại miền núi; vùng sâu vùng xa – những nơi có khó tiếp cận và di chuyển để có thể đến Kho bạc nhà nước nộp tiền phạt.
Theo qy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 460.000 đồng nếu ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định