Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?

01/08/2022
Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?
464
Views

Đối với người dân khi thực hiện bất cứ thủ tục gì thì việc nộp giấy tờ là không thể thiếu ; có thể là giấy tờ chứng minh hay các giấy tờ khác liên quan. Cũng chính bởi vấn đề đó mà rất nhiều người thắc mắc rằng không biết phải nộp bản gốc hay bản sao của giấy tờ, dẫn đến việc thực hiện thực hiện các thủ tục mất nhiều thời gian, công sức hơn; đặc biệt là khi làm sổ đỏ. Trong bài viết này, Luật sư x sẽ giải đáp vấn đề: Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ? Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hiểu thế nào về bản gốc và bản sao?

Theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư có giải thích như sau:

– Bản gốc văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.

– Bản sao y là bản sao (sao chép) đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

– Bản sao lục là bản sao (sao chép) đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

– Bản trích sao là bản sao (sao chép) chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi là sổ đỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để ghi nhận quyền sử dụng đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp…và tài sản gắn liền trên đất. Vậy nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), người nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
  • Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
  • Nộp bản chính giấy tờ.

Như vậy, ta có thể thấy rằng khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Và họ sẽ được lựa chọn một trong các hình thức nộp giấy tờ như: Nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực; nộp bản sao (bản photo không có công chứng, chứng thực) và xuất trình bản chính để đối chiếu; nộp bản chính.

Trong rất nhiều trường hợp thì bản sao có giá trị pháp lý như bản gốc và được sử dụng thay thế bản gốc khi thực hiện các giao dịch.

Lưu ý: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Do đó, người sử dụng đất cần giữ Phiếu tiếp nhận hồ sơ để xuất trình khi nhận kết quả, bên cạnh đó là cách dự phòng trường hợp hồ sơ bị mất hoặc thất lạc, nhất là khi nộp bản chính.

Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?
Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?

Hồ sơ, thủ tục làm sổ đỏ

Hồ sơ làm sổ đỏ

Căn cứ điều 100 và điều 101 Luật Đất đai 2013, điều kiện làm sổ đỏ lần đầu được chia thành hai nhóm:

  • Cấp Giấy chứng khi người đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Cấp Giấy chứng nhận khi người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

1 bộ hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ lần đầu gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • CMND, sổ hộ khẩu của người sử dụng đất;
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất trong trường hợp có giấy tờ;
  • Giấy xác nhận về việc đất sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp đất đai và không vi phạm pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
  • Bản vẽ, sơ đồ thửa đất;

Trong một số trường hợp nhất định để chứng minh về quyền sử dụng đất của mình, trong hồ sơ bạn phải viết một đơn trình bày hoặc đơn đề nghị và có xác nhận của các hộ gia đình liền kề, xác nhận của những người biết rõ về nguồn gốc đất cũng như xác nhận của Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng thôn về việc sử dụng đất.

Bộ tờ khai hành chính bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ,
  • Tờ khai thuế sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục làm sổ đỏ

Bước 1: Nộp hồ sơ

Khoản 2 và khoản 3 điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Nếu không nộp tại UBND cấp xã hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trường hợp nếu hồ sơ thiếu, chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 3 ngày làm việc). Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận. Viết và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Người dân chỉ cần lưu ý khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận. Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền; trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.

Bước 3: Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thẩm quyền cấp sổ đỏ lần đầu

Theo quy định tại điều 105 Luật Đất đai năm 2013 thì các cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ lần đầu bao gồm:

  • UBND cấp tỉnh cấp sổ đỏ lần đầu cho các tổ chức, các cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam và các tổ chức ngoại giao.
  • UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân và hộ gia đình theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm sổ đỏ?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí dịch vụ công chứng tại nhà, phát hành hóa đơn điện tử, thành lập công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bản sao từ sổ gốc có được dùng thay thế bản chính?

Bản sao từ sổ gốc là bản sao do cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). 
Theo đó, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nói cách khác, bản sao từ sổ gốc được dùng như bản chính.

Chủ thể nào có quyền cấp bản sao từ sổ gốc?

Chỉ có 03 nhóm chủ thể sau mới có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc:
1- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;
2- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;
3- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Các loại giấy tờ không được chứng thực bản sao?

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Ngoại trừ một số trường hợp không cần hợp pháp hóa lãnh sự:
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.