Chào Luật sư, trước đây do không đủ tiền kinh doanh nên tôi có đi vay tiền của Ngân hàng. Do tôi không có đủ tiền nên đến nay vẫn chưa trả nợ. Hôm qua Ngân hàng có gọi điện và yêu cầu tôi trả tiền ngay. Họ còn nói tôi đã nợ quá hạn 300 ngày, có thể bị treo nợ xấu vĩnh viễn trên hệ thống của Ngân hàng. Nợ quá hạn bao nhiêu ngày là thuộc nợ xấu nhóm 5? Nợ quá hạn có vi phạm pháp luật hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ được phân loại theo quy định mà điển hình nhất là phân loại theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 đến trên 360 ngày.
Đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Không thu được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu được nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao.
Nợ xấu bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đôì kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng. (khoản 8 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Cách xác định nợ xấu như thế nào?
Nợ xấu xác định theo hai phương pháp định lượng và định tính và thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ sau đây: (Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Nợ nhóm 1, là nợ đủ tiêu chuẩn; bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ trong hạn và “nợ quá hạn dưới 10 ngày” được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
Nợ nhóm 2, là nợ cần chú ý, bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày” và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Nợ nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm 15 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày” và nợ đã được gia hạn lần đầu;
Nợ nhóm 4, nợ nghi ngờ, bao gồm 16 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vấn, bao gồm 18 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn trên 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Ngoài ra, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác đỉnh là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu. (Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Theo các quy đỉnh nêu trên, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Chẳng hạn, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (Điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14). Do vậy, nợ xấu nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất.
Từ năm 1958, pháp luật đã có những quy định nghiêm khắc để xử lý nợ quá hạn cho ngân hàng. Chẳng hạn như quy định, đối với người có khả năng mà không trả nợ, thái độ coi thường chính quyền, thì tùy từng trường hợp mà dùng hình thức họp tổ vay nợ, tổ nông hội, ủy ban xã, huyện để thực hiện các biện pháp như giáo dục, động viên, phê bình, kiểm thảo, cảnh cáo, xử phạt và cam kết trả nợ. Trường hợp thật ngoan cố thì tòa án huyện sẽ kê biên hoặc nếu cần thiết thì tòa án tỉnh sẽ tịch thu tài sản và xử tội để thu nợ cho ngân hàng.
Nợ quá hạn bao nhiêu ngày là thuộc nợ xấu nhóm 5?
Căn cứ theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 21/01/2013: Nợ xấu nhóm 5 là các khoản nợ có số ngày quá hạn trên 360 ngày ;
Ngoài ra, khách hàng còn bị phân vào nợ nhóm 5 khi: Thuộc trường hợp nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ vẫn quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Giải thích thêm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc Ngân hàng đồng ý điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, để giảm áp lực trả nợ cho khách hàng.
Nợ xấu nhóm 5 là tên gọi khác của nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xoá?
Cũng giống như nhiều nhóm nợ xấu khác, nợ nhóm 5 có thời gian lưu trữ thông tin tín dụng trong vòng 05 năm. Việc xóa nợ khi chưa hết hạn 05 năm là điều không thể thực hiện
(Trừ khi bạn thay đổi tất các các giấy tờ pháp lý theo số CMND mới hoặc số thẻ căn cước mới, để việc tra cứu CIC không có thông tin về bạn).
Nợ xấu nhóm 5 bao nhiêu năm mới vay được?
Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước thì nợ xấu nhóm 5 sẽ được tự động xóa mất trên hệ thống CIC trong vòng 5 năm kể từ khi khách hàng TẤT TOÁN số tiền bị nợ xấu, và trong suốt 5 năm đó khách hàng không có trả chậm trên 10 ngày nữa.
Như vậy nợ xấu nhóm 5 sẽ vay được dễ dàng sau đúng 5 năm mà không cần tác động gì hết
Lãi suất nợ quá hạn, biện pháp chế tài vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ gốc
Xét về bản chất, lãi suất đối với dư nợ gốc bị quá hạn (còn gọi là “lãi suất nợ quá hạn”) là hình thức chế tài do chậm thanh toán nợ (nợ phát sinh từ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trong quan hệ thương mại, hoàn trả tiền vay trong quan hệ ngân hàng). Bên vi phạm phải trả số tiền lãi được tính trên số tiền gốc bị vi phạm tương ứng với thời hạn chậm trả theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, cao hơn mức lãi suất khi cho vay.
Quy định chuyển nợ quá hạn chỉ áp dụng đối với dư nợ gốc cùng với quy định phạt chậm trả lãi theo pháp luật hiện nay, khắc phục tình trạng còn thiếu thống nhất trong quan điểm áp dụng luật về nợ quá hạn là nợ gốc hay bao gồm cả lãi; cùng một khoản nợ vừa bị chuyển nợ quá hạn, lại vừa chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại,… xảy ra khá phổ biến.
Trong lĩnh vực ngân hàng, biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng bằng lãi suất nợ quá hạn được đặt ra là phù hợp thông lệ chung, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ hợp đồng của bên vay. Biện pháp này chỉ được áp dụng khi bên vay có lỗi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc khi đến thời hạn hoàn trả như cam kết. Khi bị tổ chức tín dụng áp dụng nghiệp vụ chuyển nợ quá hạn, bên vay phải gánh chịu lãi suất cao hơn mức lãi suất vay thông thường được thỏa thuận trong hợp đồng. Pháp luật hiện nay khống chế tỷ lệ lãi suất phạt này không được vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn như một giới hạn bắt buộc, phòng tránh bị lạm dụng để hưởng lợi, bảo vệ quyền lợi của bên vay. Các bên có thể thỏa thuận một mức lãi suất phạt theo tỷ lệ thấp hơn quy định (từ trên 100% đến dưới 150% so với lãi suất cho vay trong hạn) tùy thuộc vào năng lực tài chính, điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa vụ này.
Có thể bạn quan tâm:
- Lập Facebook vu khống người yêu cũ là gái bán dâm bị xử lý ra sao?
- Thủ tục tố cáo khi bị người khác vu khống được quy định như thế nào?
- Pháp luật quy định như thế nào về tội hành hạ người khác?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư 247 về “Nợ quá hạn bao nhiêu ngày là thuộc nợ xấu nhóm 5?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Luật sư 247 là đơn vị chuyên về dịch vụ luật; giải đáp thắc mắc vấn đề giấy tờ; tra cứu thông tin quy hoạch; mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự; gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng… vì vậy bất kỳ vấn đề pháp lý nào hiện nay hãy liên hệ tới chúng tôi khi cần.
Nếu có thắc mắc trong các vấn đề pháp lý và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền xác minh các thông tin về hoạt động, về tài sản bảo đảm và tài sản khác của con nợ, để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, việc xác minh thông tin tài sản cũng gặp nhiều khó khán trước các quy định về bí mật thông tin.
Pháp luật quy định, khi có thỏa thuận thì chủ nợ được quyền thực hiện hoặc yêu cầu phong tởa, khấu trừ tiền trong tài khoản của con nợ để thu hồi nợ.
Theo quy định trên, bên vay có nghĩa vụ trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Nếu không nhận đủ số tiền đã cho vay, bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án để đòi hết số tiền còn lại.
Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn, tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau.