Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

13/08/2022
Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
459
Views

Du lịch là một trong những ngành nghề tiềm rất tiềm năng hiện nay của nước ta. Đặc biệt là tổ chức du lịch cho khách nước ngoài muốn đi du lịch tại Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Để đảm bảo điều kiện hợp pháp trong hoạt động trên thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Kinh doanh lữ hành là gì? Kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?

Kinh doanh du lịch nói chung bao gồm 5 lĩnh vực, loại hình như sau:

  • Kinh doanh du lịch lữ hành bao gồm: lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế;
  • Kinh doanh lưu trú du lịch;
  • Kinh doanh ăn uống;
  • Kinh doanh vận chuyển du lịch;
  • Kinh doanh dịch vụ bổ sung, chẳng hạn các hoạt động vui chơi, giải trí, triển lãm, hỗ trợ đăng ký visa, vé máy bay và các dịch vụ hỗ trợ trong thời gian khách lưu trú khác…

Kinh doanh tour du lịch (lữ hành) là 1 trong 5 loại hình kinh doanh du lịch. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh đặc trưng và mang về khá nhiều lợi ích kinh tế cho ngành du lịch nói chung. Tuy nhiên, để có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành (nội địa và quốc tế), doanh nghiệp cần đảm bảo khá nhiều điều kiện cũng như hiểu đúng và đủ các quy định của ngành nghề.

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế?

Điều kiện về Giấy phép hoạt động

  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Chỉ khi được Tổng Cục du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế một cách hợp pháp.
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tour du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện về ngành nghề của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc dữ liệu đăng ký ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải có ngành nghề:

  • Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 7912 trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần phải bổ sung ngành nghề này mới thực hiện được thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì có thể thực hiện:

  • Phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
  • Phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài và phục vụ khách du lịch nội địa, trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?

Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định:

  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
  1. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
  2. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
  3. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
  • Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
  1. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
  2. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.

Các trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Điều 20. Thu hồi biển hiệu

1. Các trường hợp thu hồi biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch:

a) Không bảo đảm điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;

b) Phương tiện vận tải bị tai nạn giao thông, không còn bảo đảm trạng thái kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện bị thu hồi;

c) Cho mượn biển hiệu đã được cấp để gắn vào phương tiện khác.

2. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, việc thu hồi biển hiệu được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thu hồi biển hiệu.

4. Đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại biển hiệu khi có thông báo thu hồi của Sở Giao thông vận tải.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hệ thống hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế như thế nào?

Xuất trình giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
Nghiêm cấ tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
Nhiêm cấm cho thuê, cho mượn giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế như thế nào?

Công ty có vốn Việt Nam khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.
Về phạm vi hoạt động kinh doanh du lịch theo từng giấy phép
Khi doanh nghiệp được phép chỉ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thì trong mọi trường hợp không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm những gì?

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.