Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về những trường hợp Đại hội Luật sư toàn quốc có thể được triệu tập bất thường??. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đại hội Luật sư toàn quốc hay còn gọi là Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc là một trong những sự kiện quan trọng trong giới luật sự tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định thì những trường hợp Đại hội Luật sư toàn quốc có thể được triệu tập bất thường? là những trường hợp nào.
Để giải đáp cho câu hỏi về những trường hợp Đại hội Luật sư toàn quốc có thể được triệu tập bất thường? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung 2012
- Công văn số 208/LĐLSVN Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ III năm 2022
- Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022
Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Theo quy định tại Điều 66 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung 2012 quy định về các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:
– Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam gồm có:
- Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
- Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc;
- Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc;
- Các cơ quan khác do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
Quy định về Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư
Theo quy định tại Điều 21 Công văn số 208/LĐLSVN ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ III năm 2022 quy định về Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư như sau:
– Đại hội luật sư được tổ chức theo nhiệm kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư không triệu tập Đại hội luật sư, Ban Thường vụ Liên đoàn có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Đại hội luật sư có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Ban Chủ nhiệm để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội luật sư; hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/2 số luật sư của Đoàn Luật sư; hoặc theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Đại hội luật sư được triệu tập theo hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu tùy thuộc vào số lượng thành viên của Đoàn Luật sư. Đoàn Luật sư có số lượng luật sư dưới 300 thì tổ chức Đại hội toàn thể. Đoàn Luật sư có số lượng luật sư từ 300 trở lên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu. Hình thức Đại hội do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư triệu tập Đại hội luật sư.
– Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư phải là các luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư; có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong xây dựng và phát triển Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có uy tín trong đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư, có trách nhiệm, khả năng đóng góp cho Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Việc phân bổ cụ thể số lượng đại biểu Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định nhưng phải bảo đảm nguyên tắc phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu quy định tại Điều lệ này.
- Số lượng đại biểu của Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định trên nguyên tắc bảo đảm đại diện đầy đủ cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của toàn thể luật sư thành viên của Đoàn Luật sư.
– Đại hội luật sư hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không đủ 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên 1/2 số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp Đại hội triệu tập lần thứ hai không đủ trên 1/2 số đại biểu được triệu tập tham dự thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ hai phải triệu tập Đại hội lần thứ ba. Đại hội triệu tập lần thứ ba hợp lệ không phụ thuộc vào số lượng đại biểu tham dự.
- Trong thời gian tiến hành Đại hội, nếu có một hoặc một số đại biểu không tiếp tục tham dự Đại hội mà không có lý do chính đáng thì việc tiến hành Đại hội vẫn được coi là hợp lệ theo số lượng đại biểu có mặt còn lại. Những đại biểu tự ý bỏ về trong quá trình tiến hành Đại hội sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư.
– Đại hội luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết hoạt động hành nghề của luật sư, hoạt động của Đoàn Luật sư trong nhiệm kỳ và phương hướng, kế hoạch hoạt động của nhiệm kỳ tiếp theo;
- Thông qua báo cáo tài chính của Đoàn Luật sư trong nhiệm kỳ;
- Thông qua Nội quy Đoàn Luật sư hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy (nếu có);
- Bầu Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư;
- Bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.
Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định nội dung, chương trình, thành phần tham dự và thủ tục tiến hành Đại hội luật sư theo quy định của Điều lệ này, hướng dẫn của Hội đồng Luật sư toàn quốc và Ban Thường vụ Liên đoàn.
– Nghị quyết và các quyết định của Đại hội luật sư được thông qua khi có trên 1/2 số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Việc xác định số phiếu hợp lệ trong trường hợp biểu quyết thông qua hình thức bỏ phiếu theo hướng dẫn của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
– Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức Đại hội luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập Đề án tổ chức Đại hội, Phương án xây dựng nhân sự bầu vào Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư hoặc Phương án xây dựng nhân sự bầu bổ sung Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, bầu thay thế Chủ nhiệm đối với Đại hội luật sư bất thường.
- Ban Thường vụ Liên đoàn hướng dẫn về nội dung Đề án tổ chức Đại hội luật sư và Phương án xây dựng nhân sự bầu vào các cơ quan của Đoàn Luật sư và chỉ đạo Đại hội của Đoàn Luật sư thực hiện đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc Đại hội luật sư, Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ mới của Đoàn Luật sư và Đoàn Chủ tịch Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập về kết quả của Đại hội luật sư kèm theo biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư vừa được bầu, nghị quyết và các quyết định của Đại hội.
- Kết quả Đại hội luật sư được công nhận sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn Luật sư được thành lập phê chuẩn.
- Trong thời gian chờ quyết định phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư, Ban Chủ nhiệm và Chủ nhiệm mới được bầu tiếp quản và điều hành hoạt động của Đoàn Luật sư; trường hợp có khiếu nại, tố cáo về kết quả Đại hội luật sư thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Những trường hợp Đại hội Luật sư toàn quốc có thể được triệu tập bất thường?
Theo quy định tại Điều 6 Công văn số 208/LĐLSVN ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ III năm 2022 quy định về Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc như sau:
– Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Hội đồng Luật sư toàn quốc không triệu tập Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sự toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.
– Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc gồm:
- Đại biểu đương nhiên là các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiệm và các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tại Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư trước Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;
- Đại biểu do Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư bầu với số lượng theo sự phân bổ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
– Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc phải là luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp, gương mẫu chấp hành pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư; có uy tín, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và khả năng đóng góp vào những quyết định của Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không đủ 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự Đại hội thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên 1/2 số đại biểu được triệu tập tham dự.
Trong thời gian tiến hành Đại hội, nếu có một hoặc một số đại biểu khống tiếp tục tham dự Đại hội mà không có lý do chính đáng thì việc tiến hành Đại hội vẫn được coi là hợp lệ theo số lượng đại biểu có mặt còn lại. Những đại biểu tự ý bỏ về trong quá trình tiến hành Đại hội sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
– Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thảo luận báo cáo của Hội đồng Luật sư toàn quốc về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;
- Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có); c) Bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Liên đoàn.
– Nghị quyết Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được thông qua khi có trên 1/2 số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
– Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật, Hội đồng Luật sự toàn quốc hướng dẫn cụ thể cho từng kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc về nội dung, thành phần tham dự Đại hội, việc bầu đại biểu tham dự Đại hội; chuẩn bị các văn kiện và thực hiện các thủ tục cần thiết khác trình Đại hội thông qua.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sự toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 21 Công văn số 208/LĐLSVN ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ III năm 2022 quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau:
– Luật sư có các quyền sau đây:
- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;
- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư.
– Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
- Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư.
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những trường hợp Đại hội Luật sư toàn quốc có thể được triệu tập bất thường?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ quyết toán thuế tncn; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc gồm:
a) Đại biểu đương nhiên là các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiệm và các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tại Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư trước Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;
b) Đại biểu do Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư bầu với số lượng theo sự phân bổ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
a) Thảo luận báo cáo của Hội đồng Luật sư toàn quốc về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;
b) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);
c) Bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
d) Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Liên đoàn.
– Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư phải là các luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư; có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong xây dựng và phát triển Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có uy tín trong đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư, có trách nhiệm, khả năng đóng góp cho Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc phân bổ cụ thể số lượng đại biểu Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định nhưng phải bảo đảm nguyên tắc phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu quy định tại Điều lệ này.
Số lượng đại biểu của Đại hội đại biểu Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quyết định trên nguyên tắc bảo đảm đại diện đầy đủ cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của toàn thể luật sư thành viên của Đoàn Luật sư.