Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao?

04/03/2023
Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao?
381
Views

Chào Luật sư, hiện nay quy định về đất mồ mả thế nào? Khi có quyết định thu hồi đất liên quan đến đất mồ mả thì giải quyết như thế nào? Tôi nghe nói nghĩa địa gần nhà tôi có phần đất nằm trong kế hoạch thu hồi đất. Đất mồ mả có thể bị thu hồi hay không? Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Hành vi nào bị coi là phạm tội xâm phạm mồ mả

Dựa trên Điều 139, Bộ luật hình sự 2015, các hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả:

  • Thứ nhất, bằng bất kì hình thức nào dưới nhiều mục đích khác nhau, người có hành vi xâm phạm trực tiếp dẫn đến sự biến dạng hoặc mất mát thi thể, hài cốt, xác, tro hài cốt của người chết tức là đã thực hiện hành vi xâm phạm mồ mả bất hợp pháp.
  • Thứ hai, khi không có văn bản quyết định di dời mồ mả của cơ quan nhà nước và chưa được sự cho phép của người nhà người chết mà lại di chuyển vị trí nơi chôn xác, hài cốt hoặc tro của người chết.
  • Thứ ba, hành vi đổi tráo, đánh cắp, thay thế tấm bia ghi tên người chết đang có xác hoặc tro hài cốt dưới phần mộ khiến cho người thân thích của người chết nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tài sản tâm linh của người khác.
  • Thứ tư, hành động tự ý đào lấp, san phẳng mồ mả của người chết khiến người nhà của người chết không tìm được dấu vết ngôi mộ và làm mất vị trí trước đó của ngôi mộ.
  • Thứ năm, người có hành vi vô tình hoặc cố ý chiếm đoạt xác, thi thể và tro hài cốt của người chết.

Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao?

Tại điều 629, Bộ Luật hình sự đã nêu rõ, các cá nhân, chủ thể khi gây thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng.

Bên cạnh đó, quy định tại điều 246, Bộ luật hình sự năm 1999, người có hành vi đào, phá mộ, lấy cắp, đổi tráo, chiếm đoạt đồ vật để lại trong mộ hoặc trên mộ cũng như xâm phạm trực tiếp đến thi thế, hài cốt, xác của người chết sẽ chịu mức án cải tạo không giam giữ lên đến một năm, phạt tù ít nhất là ba tháng đến hai năm. Nếu gây ra thiệt hại nghiêm trọng, để lại hậu quả khó có thể khắc phục thì phải chịu mức án từ một năm đến năm năm tù giam.

Có được phép tự ý xây dựng trên đất nhà người khác không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò chứng minh quyền sở hữu đất đai, tài sản gắn liền trên đất. Đây là căn cứ pháp lý để bảo vệ tài sản của mình trước pháp luật khi bị người khác xâm phạm dưới mọi hình thức. Điều đó có nghĩa là khi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp thì người khác không có quyền tự ý xây dựng mồ mả, cải tạo ngôi mộ lên trên.

Đồng nghĩa với đó, nếu đất không thuộc quyền sở hữu của bất kì ai hoặc đất không đủ điều kiện để cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu mà trước đó đã có một ngôi mộ được xây dựng tại đây, thì gia đình có ngôi mộ hoàn toàn có quyền thực hiện cải tạo mộ, tu sửa ngôi mộ, xây đắp lên mộ. Khi đó, gia đình có ngôi mộ không phải hỏi ý kiến và chờ sự đồng ý của ai khác.

Mồ mả trên đất nhà mình có được yêu cầu di dời?

Quyền sử dụng đất của người dân đã được chỉ rõ cụ thể tại điều 166, Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng như toàn quyền sở hữu tài sản trên đất đó. Tất nhiên, nếu không có sự cho phép của người sở hữu, bất kì ai cũng không được phép xây dựng thêm, xâm phạm và lấn chiếm đất đó.

Trường hợp ngôi mộ đã có từ trước khi cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng thì người sử dụng không có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ đi nơi khác. Bởi ngôi mộ đã có từ trước đó, không xâm chiếm đất hợp pháp của người sử dụng và người sử dụng cũng đã chấp nhận có ngôi mộ trên mảnh đất của mình nên mới đi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng đất.

Lúc này, người sử dụng đất không thể yêu cầu di dời ngôi mộ nếu người quản lý của ngôi mộ đó không đồng ý di dời. Cách tốt nhất để thực hiện đúng pháp luật chính là thỏa thuận với đối phương để được đối phương chấp nhận tự nguyện di dời. Ngay cả khi thỏa thuận không thành, người sử dụng đất cũng không thể tự ý xâm phạm đến mồ mả của họ.

Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao?
Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao?

Quy định về việc xây dựng mồ mả trên đất thổ cư

“Đất thổ cư” là đất để xây cất nhà ở, làm nông nghiệp hoặc các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Còn “đất nghĩa trang”, “đất nghĩa địa” là vùng đất có mục đích lưu trữ thi hài, chôn cất người chết tập trung. Đất nghĩa trang thường được quy hoạch tập trung dưới sự quản lí chặt chẽ của người trông coi.

Dựa trên điều 84, Bộ luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định nguyên tắc cần thiết khi chôn cất mồ mả, xây dựng nghĩa trang phải dựa trên kế hoạch quy hoạch cụ thể, chỉ rõ vị trí, đáp ứng điều kiện khoảng cách thích hợp để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của khu dân cư xung quanh.

Như vậy, mồ mả không thể được xây dựng trên đất thổ cư do vi phạm các điều kiện về vệ sinh được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Do đó, mồ mả phải được chôn cất quy hoạch, thống nhất tại một địa điểm thống nhất theo quy định của pháp luật và chỉ dẫn của từng địa phương.

Đến nay, những quy định về đất mồ mả đã có nhiều thay đổi và được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, các điều luật cũng chi tiết và cụ thể hơn, giúp ích cho người dân khi có nhu cầu cần thiết.  

Thông tin liên hệ

Luật sư đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Những quy định về đất mồ mả hiện nay ra sao?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn đặt cọc đất Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quyền chung của người sử dụng đất gồm những gì?

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2013 thế nào?

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Các bước giải quyết tranh chấp về mồ mả thế nào?

Bước 1: Nộp đơn hòa giải ở xã phường
Bước 2: Khởi kiện ra tòa
Bước 3: Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu bên kia không tự nguyện thi hành án thì anh có thể yêu cầu thi hành án di dời.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.