Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022

01/11/2022
Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022
284
Views

Pháp luật hiện hành có quy định khá chặt chẽ về việc xử phạt khi gây tiếng ồn cho người khác, tùy theo mức độ vi phạm mà đưa ra các mức phạt tương ứng. Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022 là bao nhiêu? Ngoài mức xử phạt hành chính thì có còn mức phạt nào khác hay không? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về mức phạt tiếng ồn.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 39/2010/TT-BTNMT

Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

  • Tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) là: 55dBA (từ 6h đến 21h) và 45dBA (21h đến 6h).
  • Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).

Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022

 Cụ thể, mức phạt vi phạm các quy định về tiếng ồn đối với cá nhân như sau:

TTTiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồnMức phạtPhạt bổ sung
1Dưới 02 dBA.Phạt cảnh cáoKhông áp dụng mức phạt bổ sung
2Từ 02 dBA đến dưới 05 dBATừ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngKhông áp dụng mức phạt bổ sung
3Từ 05 dBA đến dưới 10 dBATừ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngKhông áp dụng mức phạt bổ sung
4Từ 10 dBA đến dưới 15 dBATừ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm
5Từ 15 dBA đến dưới 20 dBATừ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm
6Từ 20 dBA đến dưới 25 dBATừ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm
7Từ 25 dBA đến dưới 30 dBATừ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm
8Từ 30 dBA đến dưới 35 dBATừ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm
9từ 35 dBA đến dưới 40 dBATừ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm
10Từ 40 dBA. trở lênTừ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồngĐình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả như sau: 

Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đây là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền gấp 02 đối với tổ chức.

Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022
Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022

Vi phạm các quy định về độ rung và chế tài xử lý?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:

Vi phạm các quy định về độ rung

1. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;

h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;

i) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;

k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.

2. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;

g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;

h) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;

i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;

k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 và các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i và k khoản 1 và các điểm h, i và k khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn, giành quyền nuôi con khi ly hôn, đổi tên giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền xử phạt tiếng ồn? 

Theo Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm tiếng ồn bao gồm:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường;
Công an nhân dân;
Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, thể thao du lịch;

Quy định về quan trắc tiếng ồn, độ rung định kỳ?

Quan trắc tiếng ồn, độ rung định kỳ được quy định tại Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
Thông số quan trắc tiếng ồn bao gồm: mức âm tương đương (Leq), mức âm tương đương cực đại (Lmax).
Thông số quan trắc độ rung: mức gia tốc rung (dB) hoặc gia tốc rung (m/s2).
Phương pháp quan trắc tiếng ồn tuân theo TCVN 7878 (gồm 2 phần TCVN 7878-1:2018 và TCVN 7878-2:2018 ) – Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
Phương pháp quan trắc độ rung: tuân theo TCVN 6963:2001 – Rung và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Phương pháp đo.
Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tần suất quan trắc tiếng ồn, độ rung tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.