Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng

21/06/2022
655
Views

Con tôi đã tốt nghiệp cấp 3, cháu không học sau đại học mà đi làm thêm kiếm tiền. Nay tôi muốn cho cháu làm kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng thì có được không? Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành kỹ thuật viên quản lỹ bảo vệ rừng là gì? Mức lương đối với chức danh này là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là một trong những ngành nghề chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng. Mỗi ngành nghề đều đòi hỏi những điều kiện nhất định; đầu tiên chính là về trình độ đào tạo và bồi dưỡng. Vậy kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng cần phải đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn gì? Họ phải thực hiện những nhiệm vụ nào? Mức lương quy định đối với nghề nghiệp này? Để giải đáp các thắc mắc này; Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT

Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là ai?

Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về lâm nghiệp; làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là ban quản lý rừng đặc dụng; ban quản lý rừng phòng hộ.

Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng thuộc hạng IV (4) với mã số là : V.03.10.30. ( Theo Điều 3 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT).

Quy định về nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng

Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng

Nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng; được quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT. Theo đó:

Nhiệm vụ của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng

Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT; quy định nhiệm vụ về kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng như sau:

a) Tổng hợp số liệu phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; quy hoạch, kế hoạch, chương trình; đề án, dự án, báo cáo của đơn vị.

b) Thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.

c) Thực hiện quy trình kỹ thuật; theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.

d) Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm: Theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập; tư vấn, dịch vụ.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng

Để trở thành kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

Theo Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như sau:

1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy và quy chế của cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng nghĩa vụ viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần đoàn kết; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong công tác; lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng nghiệp.

3. Trung thực, nhiệt tình; tâm huyết; tận tụy với nghề nghiệp.

4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; chủ động nghiên cứu; khiêm tốn học hỏi.

5. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Có tinh thần dũng cảm; mưu trí đấu tranh chống lại hành vi phá hoại để quản lý bảo vệ rừng.

6. Có trách nhiệm quản lý tài sản; công cụ hỗ trợ; phương tiện và các trang thiết bị; tài liệu phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.

Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ

Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT; quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với kỹ thuật viên quản lý bảo về rừng như sau:

a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.

b) Có khả năng làm việc nhóm, có phương pháp tuyên truyền; vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

c) Nắm vững quy trình kỹ thuật; có nghiệp vụ thực hiện các hoạt động về quản lý bảo vệ rừng theo vị trí việc làm.

d) Sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ; phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo hộ lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để quản lý bảo vệ rừng.

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư; thì để có thể trở thành kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng cần:

Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp; hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.

Học hết cấp 3 có thể làm kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng hay không?

Theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTN quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng; để trở thành kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng thì ít nhất phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp; hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm. Do đó nếu bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3 thì bạn không thể ứng tuyển trở thành kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng.

Nếu muốn bạn phải học về ngành nghề lâm nghiệp hoặc ngành nghề có liên quan đến kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng từ bậc trung cấp trở lên; và đáp ứng các tiêu chuẩn khác về ngành nghề để có thể ứng tuyển.

Việc xếp lương đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng

Nguyên tắc xếp lương

Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng phải căn cứ vào vị trí việc làm; chức trách; nhiệm vụ và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.

Khi chuyển xếp từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương; hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Cách xếp lương

Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. Theo đó kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).

Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007:

– Trường hợp viên chức được chuyển xếp vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng có hệ số bậc lương bằng hệ số bậc lương ở chức danh nghề nghiệp cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới.

– Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương viên chức loại A0 theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP khi chuyển xếp vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp mới được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:

Tính từ bậc 02 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng; cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn).

Sau khi chuyển, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương đã hưởng ở chức danh nghề nghiệp cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ.

Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hệ số lương đối với kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng là bao nhiêu?

Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. Theo đó kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).

Học ngành gì để có thể trở thành kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng?

Để trở thành kỹ thuật viên quản lý môi trường bạn có thể học các ngành liên quan đến lâm nghiệp hoặc các ngành như quản lý môi trường hoặc kỹ thuật môi trường,… để có kiến thức về khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân các vấn đề ô nhiễm môi trường, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm, các rủi ro và thảm họa môi trường, bảo vệ khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các kế hoạch hành động định hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kỹ thuật viên khuyến nông là gì?

Kỹ thuật viên khuyến nông là viên chức chuyên ngành khuyến nông thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về khuyến nông làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng, nhiệm vụ về khuyến nông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.