Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022

07/06/2022
Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
623
Views

Cho dù là bảo hiểm xã hội tự nguyện hay là bảo hiểm xã hội bắt buộc đều thể hiện chính sách nhân văn; cao đẹp của Nhà nước và luôn là vấn đề mà mọi người dân quan tâm. Vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện khác nhau ở đâu? Đặc biệt là các chế độ của hai loại bảo hiểm này có khác nhau không? Hay cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng ra sao? Với những thắc mắc trên chắc; Luật sư X sẽ tiến hành tư vấn từng vấn đề một; thông qua bài viết: Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Nội dung tư vấn

Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay; các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014; bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau; thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết; trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ điều 56 Luật BHXH năm 2014; người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi; thì mức lương hưu hàng tháng như sau:

  • Lao động nam: Bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm; người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
  • Lao động nữ: Bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm; người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động khi suy giảm khả năng lao động được tính như quy định nêu trên; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%; từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Căn cứ khoản 2 điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Căn cứ Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Như vậy; khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh lương hưu (tăng lương hưu) cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Ví dụ về cách tính lương hưu cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Năm 2021, anh Q đủ 60 tuổi 03 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng.

Như vậy, anh Q được hưởng lương hưu với tỷ lệ là 47% cụ thể bằng 2.350.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó, mỗi năm mức hưởng lương hưu của anh Q được tăng thêm 2%. Cụ thể, năm 2022, tiền lương hưu của anh Q sẽ tăng lên từ 2.350.000 đồng lên 2.397.000 đồng/ tháng và mức hưởng tiền lương hưu tối đa của anh Q là 3.750.000 đồng/ tháng.

Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022.

Có thể bạn quan tâm:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc có điểm gì khác?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; có 02 hình thức bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hai hình thức bảo hiểm xã hội này có những sự khác biệt nhất định về đối tượng; các chế độ cũng như về mức đóng…. Cụ thể sự khác biệt như sau:

Tiêu chíBảo hiểm xã hội bắt buộcBảo hiểm xã hội tự nguyên
Khái niệmLà loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.Là loại hình do bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà những người tham gia được lựa chọn mức đóng; phương thức đóng và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia.
Các chế độBảo hiểm xã hội bắt buộc có 05 chế độ:
– Ốm đau
– Thai sản
-Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Hưu trí
– Tử tuất
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có 02 chế độ:
– Hưu trí
– Tử tuất
Đối tượng tham gia– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động.
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Người lao động là công dân nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm một số cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang và một số tổ chức, doanh nghiệp.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những người không thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
Mức đóngĐối với bảo hiểm xã hội bắt buộc; thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể
– Đối với người lao động:
+ Người lao động là những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hàng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở.
+ Người lao động khác đóng bằng 8% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
+ Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định tại luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hàng tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
– Đối với người sử dụng lao động: Hàng tháng người lao động phải đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất 17,5% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là do người lao động lựa chọn; mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất là 20 lần mức lương cơ sở (29.800.000 đồng).
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 22% mức hu nhập vào quỹ hưu trí; tử tuất.
Nhà nước hỗ trợ mức đóng bhxhNhà nước không hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcNhà nước hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ % trên mức đóng hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn:
– 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
– 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
– 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế nhưng không quá 10 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022 “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

BHXH bắt buộc được đóng theo phương thức nào?

Việc đóng BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:
– Đóng hằng tháng.
– Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.

BHXH tự nguyện được đóng theo phương thức nào?

Người lao động được tự chọn một trong các phương thức tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
– Đóng hằng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định; nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng); thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Tra cứu thông tin BHXH online được không?

Tra cứu trực tuyến về BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam; Người lao động truy cập link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.