Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định hiện nay

28/06/2022
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định hiện nay
388
Views

Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật hiện đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào Luật sư! Tôi muốn hỏi là cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức như thế nào ở các cấp chính quyền? Nhiêm vụ và quyền hạn của cơ quan này theo luật là như thế nào? Các quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong đăng ký kinh doanh là như thế nào? Cảm ơn Luật sư trả lời!”

Căn cứ pháp lý

Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm những cơ quan nào?

– Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉn- và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doan-.

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;

– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh

– Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.

– Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

– Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.

– Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.

– Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.

– Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định hiện nay
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định hiện nay

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

– Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.

– Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

– Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.

– Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

– Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi cần thiết.

– Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp như thế nào?

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Trình cấp có thẩm quyền ban hành, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử;

+ Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân có yêu cầu; hướng dẫn Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc số hóa hồ sơ, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

+ Đôn đốc, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc đăng ký doanh nghiệp;

+ Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý, báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp lưu giữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, tổ chức, cá nhân có yêu cầu;

+ Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hỗ trợ Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong việc sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn việc xây dựng kinh phí phục vụ vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng phương án thực hiện liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh phù hợp tình hình thực tế;

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.

– Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế nhằm cung cấp mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh và trao đổi thông tin về doanh nghiệp;

– Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và cung cấp danh sách các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Chứng khoán cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho các đối tượng nêu trên theo quy định của Luật Chứng khoán.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; rà soát và công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ nhân lực, kinh phí và nguồn lực khác cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan đăng ký kinh doanh có được tổ chức ở cấp xã không?

Không! Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉn- và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),

Cơ quan đăng ký kinh doanh có con dấu riêng không?

Có! Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có được nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không?

Không! Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.