Nhân viên có quyền đề nghị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

19/08/2021
Nhân viên có quyền đề nghị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
774
Views

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, hiện nay ở một số tỉnh thành phải thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới vấn đề công việc, việc làm của rất nhiều người. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc có liên quan. Cụ thể có câu hỏi về việc hoãn thực hiện hợp đồng lao động do dịch bệnh như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Hiện nay, tôi ký hợp đồng lao động 36 tháng và mới làm việc được 6 tháng thì Covid-19 diễn biến phức tạp nên muốn hoãn thực hiện hợp đồng, có được không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019
Quyết định 595/QĐ-BHXH
Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Thế nào là tạm hoãn hợp đồng lao động?

Theo cách hiểu thông thường; tạm hoãn hợp đồng là việc dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định; hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

Còn quy định của pháp luật thì tại khoản 2 điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là việc người lao động tạm thời không thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian này; người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Theo khoản 1 điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019; các trường hợp sau được phép hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

1. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động; nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ; hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn.

5. Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

6. Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

7. Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

8. Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Tạm hoãn hợp đồng lao động thì lương và bảo hiểm xã hội sẽ được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019  và khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

– Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

– Nếu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc thì bị xử lý ra sao?

Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu:

Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 28 cũng quy định mức phạt bổ sung:

Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn.

Giải quyết tình huống

Căn cứ quy định nêu trên; nếu muốn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đến khi hết dịch bệnh Covid-19; bạn cần thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Căn cứ điều 31 Bộ luật Lao động năm 2019; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn; người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trường hợp nào người lao động không cần giấy phép lao động?
Các trường hợp người lao động không phải thông báo tìm kiếm việc làm
Tự gây tai nạn lao động có được hưởng lương trợ cấp hay không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Nhân viên có quyền đề nghị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động có được nhận lại sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn công việc?

Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Mức tiền hỗ trợ Covid-19 là bao nhiêu?

– Mức hỗ trợ:
+ 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày).
+ 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận