Xin chào luật sư, công ty của tôi kinh doanh quần áo đã 5 năm và có nhiều chi nhánh trên cả nước. Có thể nói quần áo của công ty tôi sản xuất ra được rất nhiều người biết đến. Như vậy, quần áo của tôi đã được xem như nhãn hiệu nổi tiếng hay chưa? Xin luật sư cho biết nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? Tôi xin chân cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn
Có thể nói, việc sản phẩm của doanh nghiệp bán ra được nhiều người biết đến; và tin dùng là điều mà doanh nghiệp mong muốn. Khi sản phẩm của họ được đông đảo mọi người biết chúng ta sẽ nghĩ ngay đó là một nhãn hiệu nổi tiếng? Vậy, nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Theo pháp luật Việt Nam, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng; thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với quy định này, pháp luật đã đưa ra được phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu phải trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới mà không được người tiêu dùng Việt Nam biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu đó không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, để xác định xem một nhãn hiệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không; thì phải dựa vào các tiêu chí để đánh giá nhất định.
Nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán; sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu; hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.“
Cụ thể:
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu
Khi đánh giá xem nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng; Cục Sở hữu trí tuệ và Tòa án sẽ xem xét đầu tiên đến số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu sẽ thông qua việc mua bán; sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Phạm vi lãnh thổ
Một nhãn hiệu để được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải được đánh giá dựa trên phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. Tức là dựa trên số lượng tỉnh (thành phố); thậm chí là quốc gia mà nhãn hiệu có trên hàng hóa, dịch vụ đã được lưu hành nhiều hay không.
Doanh số hoặc số lượng
Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu; hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. Nghĩa là, để 1 nhãn hiệu A được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng; còn phải dựa vào doanh số số lượng từ việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó được tiêu thụ là bao nhiêu.
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
Về tiêu chí này, Tòa án hoặc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá xem một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó có thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu. Chúng ta có thể tạm hiểu được rằng không thể đánh giá 1 nhãn hiệu nổi tiếng hay không nếu có thời gian sử dụng lâu dài; mà còn cần phải xem xét nó có bị gián đoạn hay không.
Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Để đánh giá một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng; theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009; thì ngoài việc nhãn hiệu đó được nhiều người biết đến; trên một phạm vi rộng, với doanh só, số lượng bán ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó lớn với thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu thì có cần quan tâm đến độ uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Tức là nếu một nhãn hiệu muốn được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu đó phải có độ uy tín cao.
Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu
Tiêu chí này có nghĩa là, việc đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng sẽ dựa vào cá nhân; tổ chức đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở bao nhiêu quốc gia; đã có bao nhiêu quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.
Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng
Ngoài ra, tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng còn là số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng bên cạnh việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công ở những quốc gia khác.
Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu
Cuối cùng, để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng; Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào giá chuyển nhượng; giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá; dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.“
Như vậy, Các hành vi trên đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
- Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Mời bạn xem thêm
- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những giấy tờ gì?
- Muốn đăng ký nhãn hiệu cần phải có điều kiện gì?
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào nhãn hiệu gồm những giấy tờ gì? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trong một số trường hợp chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị rách, hư hỏng hoặc mờ đến mức không còn có thể sử dụng được; bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong. Ngoài ra chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng có thể yêu cầu cấp lại trong trường hợp bị mất.