Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?

05/08/2022
Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?
349
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhà ở lâu năm bị hư hỏng nặng có thể sập đổ bất cứ lúc nào. Cho nên Nhà nước luôn luôn khuyến cáo người dân nên di dời ra khởi khu vực nhà ở bị hư hỏng nhất là bị hư hỏng nặng hoặc khi nhà ở bị hư hỏng nên sửa chữa hoặc tiến hành xây mới để đảm bảo an toàn cho không gian sống. Vậy theo quy định thì nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Nhà ở 2014

Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau:

– Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

  • Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
  • Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về đất đai;
  • Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
  • Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan.
  • Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

– Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở 2014 thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

– Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở 2014.

– Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Nhà ở 2014 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như sau:

– Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:

  • Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
  • Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
  • Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Nhà ở 2014 thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
  • Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
  • Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở;
  • Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung;
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

– Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật Nhà ở 2014.

– Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?
Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?

Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?

Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không? Theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ nhà ở tại Việt Nam như sau:

– Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở 2014.

Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Như vậy thông qua quy định này ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không. Câu trả lời là nếu nhà ở của bạn bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai thì bạn cần phải phá dỡ nhà ở để góp phần đảm bảo an toàn cho những người sinh sống trong ngôi nhà; cũng như bảo vệ an toàn cho những người dân xung quanh.

Nếu đã có yêu cầu phá dỡ nhà mà chủ nhà không chấp hành thì sẽ xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở tại Việt Nam như sau:

– Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật Nhà ở 2014 mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

– Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Nhà ở 2014.

– Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

  • Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;
  • Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Nhà ở bị hư hỏng có bị buộc phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?

– Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
– Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
– Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII của Luật này.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Những yêu cầu khi phá dỡ nhà ở?

– Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
– Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
– Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
– Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.

Chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà ở bị phá dỡ?

– Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ.
– Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện bị thu hồi đất thì chỗ ở của chủ sở hữu được giải quyết theo chính sách về nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
– Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì chỗ ở của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.