Xin chào Luật sư, gia đình tôi có một phần diện tích được Nhà nước giao đất không thu tiền. Hiện tại gia đình tôi đang gặp khó khăn về kinh tế, con tôi ốm nặng cần tiền để chạy chữa. Dù đã vay mượn gắp nơi nhưng vẫn không đủ. Vì thế tôi đang định thế chấp phần diện tích đất Nhà nước giao đất không thu tiền. Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư là Nhà nước giao đất không thu tiền có được thế chấp không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Các vấn đề về chuyển nhường quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay thế chấp đất luôn là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết. Đặc biệt đó là đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Vậy Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được thế chấp không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này:
Trường hợp nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?
Điều 54 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.
Như vậy, có 5 trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Bên cạnh đó Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
– Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
– Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán; hoặc để bán kết hợp cho thuê;
– Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang; nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
– Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng; trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được thế chấp không?
Điều 179 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:
“Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã; phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
…”
Khác với tổ chức, đối với cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất được nhà nước giao không thu tiền có thể được tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chỉ được chuyển nhượng đối với loại đất nông nghiệp được nhà nước giao trong hạn mức không thu tiền.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được chuyển nhượng không?
Điều 173 Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi; chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.”
Như vậy, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Chuyển nhượng đất được nhà nước giao đất không thu tiền bị xử phạt ra sao?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì:
“3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho; góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; Nhà nước công nhận theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân); Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm, Nhà nước giao có thu tiền; hoặc cho thuê trả tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất không đúng đối tượng quy định tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.”
Như vậy, mức phạt sẽ tùy thuộc vào số diện tích mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chuyển nhượng.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND
- Khi nào được chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
- Cần thực hiện thủ tục gì để chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Nhà nước giao không thu tiền có được thế chấp không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp hộ gia đình muốn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất ở phải có quyết định cho phép của UBND cấp huyện nơi có thửa đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ; Đất rừng sản xuất. (Khoản 3 Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013)