Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng ?

02/05/2022
Ai không được quyền hưởng di sản thừa kế?
750
Views

Tôi mua nhà trước khi kết hôn, trả được một nửa thì lấy vợ. Sau đó, vợ chồng tôi tích cóp cùng nhau trả nốt, đến nay đã xong. Đây là tài sản hình thành trước hay sau hôn nhân? Mong luật sư tư vấn giúp tôi là căn hộ đó là tài sản chung của hai vợ chồng hay tài sản riêng của tôi ạ? Khi ly hôn, tôi có phải chia căn hộ này cho vợ không? Tôi xin chân thành cảm ơn ạ! Để trả lời cho những thắc mắc trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết: “Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng ?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Hiện nay không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Cụ thể: “Khi hôn nhân tồn tại, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần; hoặc toàn bộ tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.” và “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng; thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản chung của vợ, chồng được xác định như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng; được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất; được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng ?

Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng ?

Khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

Theo quy định trên, nhà mua trả góp trước khi đăng ký kết hôn nhưng trả trong thời kỳ hôn nhân được thanh toán bằng tiền lương hoặc các thu nhập khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần nhà ở được trả góp là tài sản chung của vợ chồng.

Cũng theo Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, đối với người mua nhà trả góp trước khi đăng ký kết hôn với mục đích làm tài sản riêng và đứng tên một mình thì khi bán vẫn phải có sự đồng ý của người vợ, chồng. Đồng thời, khi ly hôn vẫn phải chia nếu tiền trả góp là tiền lương; thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ khi thanh toán bằng tiền được tặng cho, thừa kế riêng.

Cách thêm tên vợ, chồng vào sổ đỏ?

Khi nhà đất là tài sản chung nhưng sổ đỏ chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì được đổi cấp sang sổ mới có ghi đầy đủ họ, tên của cả hai vợ chồng nếu có nhu cầu. Điều này được quy định rõ trong Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013

Cụ thể: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng; mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ; hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”.

Mua nhà trả góp trước khi kết hôn thì phân chia như thế nào khi ly hôn?

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

 “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

…”

 Tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình thành trong thời kì hôn nhân do thu nhập hợp pháp từ lao động; sản xuất của vợ chồng tạo ra. Trường hợp nhà được mua trả góp trước thời điểm ly hôn nhưng các đợt trả góp trong thời kì hôn nhân; và được trả từ tiền lương của một trong hai vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân; thì được xác định là tài sản chung.

 Do đó, nếu có tranh chấp xảy ra yêu cầu phải chia căn hộ thì TAND sẽ xác định phần mà anh trước thời kì hôn nhân là tài sản riêng; phần được trả trong thời kì hôn nhân bằng lương hàng tháng thì được xem là tài sản chung của hai vợ chồng và phải chia đôi.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng ?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hình thức giải quyết đối với  chia nhà trả góp khi ly hôn

Trường hợp 1: Ngôi nhà trả góp là tài sản chung vợ chồng
Trường hợp 2: Ngôi nhà trả góp là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Vì vậy, việc chia ngôi nhà đang trả góp khi ly hôn trước hết căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng. Nếu hai bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không hợp pháp thì có thể nhờ Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến một vài yếu tố.

Có thể nhập tài sản riêng của vợ, chồng thành tài sản chung hay không?

Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.