Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư

28/11/2021
Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư
1483
Views

Trong nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ hiện nay; đòi hỏi Việt Nam cần hoà nhập và thức đẩy hơn nữa sự phát triểm kinh tế; để không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thúc đẩy quá trình hội nhập trên, các hoạt động đầu tư kinh doanh; ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa. Vì vậy để hiểu thêm các thông tin về việc đầu tư, nhà đầu tư là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lí

Luật đầu tư 2020

Nội dung tư vấn

Nhà đầu tư là gì?

Luật Đầu tư năm 2020 quy định về nhà đầu tư như sau:

Nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam; tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt nam; gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Phân loại nhà đầu tư

Từ vấn đề nhà đầu tư là gì? ta có thể dễ dàng phân loại được nhà đầu tư, gồm 3 loại đó là:

-Nhà đầu tư trong nước

-Nhà đầu tư nước ngoài

-Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tuỳ thuộc vào mỗi loại nhà đầu tư mà chúng ta có các thủ tục riêng để áp dụng cụ thể.

Các hình thức đầu tư

Vậy các nhà đầu tư có các hình thức đầu tư là gì? theo quy định của pháp luật.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư thành lập theo quy định sau đây:

Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật; về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế; phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư; thực hiện thủ tục cấp; điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với trường hợp này tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư; theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần; mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp trên; thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước; khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần; mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Tuy nhiên phải đáp ứng quy định, điều kiện sau đây:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định.
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất; điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Trong đó, nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức; sau đây: Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

Nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phần; mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty; hoặc cổ đông; mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty; mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn và các tổ chức kinh tế khác.

Đầu tư theo hợp đồng BCC

Nhà đầu tư theo hình thức đầu tư hợp đồng BCC là gì?

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước; thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
  • Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Thẩm quyền quyết định về chủ trương đầu tư

Thẩm quyền của Quốc hội

Đối với nhữnng dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường; hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; Quốc hội sẽ quyết định bao gồm:

  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi; từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế; chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án như sau:

  • Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn: dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi; dự án đầu tư xây dựng mới; dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; đầu tư chế biến dầu khí; đầu tư xây dựng nhà ở;đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp;…
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí.
  • Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Trừ các dự án đầu tư quy định thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội và thủ tướng Chính phủ; UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư như:

-Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu; hoặc nhận chuyển nhượng; dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,…

-Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các trường hợp: quy mô sử dụng đất dưới 50 ha; quy mô dân số dưới 15.000 người tại đô thị; dự án có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha; và quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải đô thị;…

-Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf.

-Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài,…

Mời bạn đọc xem thêm

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại huyện Mê Linh

Cách khắc phục rủi ro trong hoạt động kinh doanh bất động sản

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Luật sư 247 về “Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư”. Rất hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn đọc trong công việc; cũng như trong cuộc sống. Với phương châm “sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ hết mình” chúng tôi mong có thể giúp ích bạn đọc; trong việc thực hiện dịch vụ hợp đồng hợp tác kinh doanh; liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nội dung hợp đồng BCC là gì?

Gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
-Tên, địa chỉ người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
-Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
-Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
-Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
-Quyền, nghĩa vụ của các bên tham, gia hợp đồng;
-Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Cơ quan nào thực hiện quy địng về thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài?

Theo quy định của pháp luật, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời