Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự theo pháp luật hiện hành

07/10/2021
nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
887
Views

Trước tình hình phát triển của kinh tế – xã hội các tranh chấp trong quan hệ dân sự phát sinh ngày càng nhiều; dẫn đến việc giải quyết phải luôn đảm bảo được việc bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật. Một trong những quyền tố tụng dân sự cơ bản; và vô cùng quan trong là quyền tự định đoạtcủa đương sự; là một quyền tự do ý chí của đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của minh trong quan hệ tranh chấp. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Quyền tự định đoạt của đương sự được hiểu như thế nào?

Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền; lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Là một vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự, chi phối quá trình tố tụng dân sự nên quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền về hình thức và được quyết định bởi các quyền nội dung trong các quan hệ pháp luật dân sự; luôn gắn liền với các chủ thể có quyền lợi trong các quan hệ pháp luật dân sự nội dung; hoặc các chủ thể được đương sự uỷ quyền.

Quyền tự định đoạt của đương sự là sự thể hiện ý chí chủ quan của đương sự; và cũng đồng thời là quyền khách quan được pháp luật quy định. Đương sự có quyền thực hiện quyền này nhưng phải thực hiện theo đúng trình tự; thủ tục mà pháp luật quy định. Đây là một quyền tương đối chứ không phải muốn thực hiện bất kỳ hành vi nào cũng được; việc thực hiện quyền này phải đảm bảo những yêu cầu của pháp luật.

Quyền tự định đoạt của đương sự phải xuất phát tự ý chí tự nguyện của đương sự; thực hiện quyền thông qua các hành vi cụ thể.

Quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

  • Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Theo quy định tại Điều 5 BLTTHS năm 2015; quyền tự định đoạt của đương sự được thể hiện ở cả quyền khởi kiện vụ án dân sự và yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Tại Điều 4 BLTTDS năm 2015; có quy định cơ quan, tổ chức; cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện,;yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự và Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có điều luật áp dụng.

Như vậy; đương sự quyền tự định đoạt khởi kiện vụ án dân sự khi nhận thấy quyền; lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu có đủ năng lực hình vi TTDS; thì đương sự có thể tự mình; hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện; trong trường hợp đương sự không có đủ năng lực hành vi TTDS; thì người đại diện theo pháp luật của đương sự sẽ quyết định việc khởi kiện.

Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố,yêu cầu độc lập tới vụ việc mà Tòa án đang giải quyết:

Nếu như nguyên đơn có quyền khởi kiện và nội dung khởi kiện thì bi đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố; chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn và người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Bị đơn có quyền phản tố nhằm chứng minh mình không xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn; đưa ra yêu cầu độc lập với nguyên đơn.

Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được coi là hợp pháp nếu nó độc lập; không cùng yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu của người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan và yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được chấp nhận khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 200 BLTTDS năm 2015.

Và quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ thực hiện trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thông bảo nếu có theo Điều 199 BLTTDS năm 2015.

  • Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung; rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu:

Để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự; thì pháp luật có quy định đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của mình.

Tuy nhiên; tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi; bổ sung yêu cầu có thể được Tòa án chấp nhận; hoặc không chấp nhận theo quy định tại Điều 244 BLTTDS năm 2015; hoặc đồng ý của bị đơn trướng khi mở phiên tòa; hoặc tại phiên tòa phúc thẩm theo Điều 299 BLTTDS năm 2015.

Điều này là hợp lý bởi đợi đến khi diễn ra phiên tòa rồi mới thay đổ; bổ sung yêu cầu thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Hội đồng xét xử.

Việc rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan là do các đương sự tự quyết định; việc rút yêu cầu này thể hiện việc đương sự không còn mong muốn tòa án giải quyết vụ việc của mình nữa và việc rút yêu cầu; rút đơn của họ sẽ làm chấm dứt việc giải quyết vụ việc.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc hòa giải và thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự:

Theo Điều 10 BLTTDS năm 2015: “ Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự; hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; các bên đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp dân sự ở bất cứ một giai đoạn nào trong TTDS.

Tòa án chỉ công nhận thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa thuận đó là phù hợp với các quy định của pháp luật; không xâm phạm tới quyền và lợi ích của các chủ thể khác.

Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

  • Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện; người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện; ngươi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

Theo khoản 13 Điều 70 BLTTDS năm 2015: “Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”.

Như vậy; sau khi tòa án đã thụ lý vụ án; các đương sự có thể tự mình tham gia quá trình tố tụng; hoặc nhờ người khác thông qua việc ủy quyền tham gia tố tụng.

Đương sự có quyền lựa chọn một trong những người sau để bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của mình thông qua sự ủy quyền của họ gồm có luật sự; trợ giúp viên pháp lý; đại diện của tổ chức tập thể lao động; công dân Việt Nam có đầy đủ hành vi dân sự;…

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật:

Sau khi Tòa án đã ban hành bản án, quyết định về việc giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm; đương sự không đồng ý với phán quyết trong bản án; quyết định đó thì có quyền kháng cáo theo quy định Điều 271 BLTTDS năm 2015 về Người có quyền kháng cáo; và Thời hạn kháng cáo theo Điều 273 BLTTDS năm 2015.

Thông qua việc tự định đoạt kháng cáo hay không kháng cáo đương sự đã thể hiện được ý chí của mình với bản án; quyết định của Tòa án một cách công khai, độc lập.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quyền tự định đoạt của đương sự theo pháp luật hiện hành“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vụ việc dân sự là gì?

Vụ việc dân sự là những vụ việc phát sinh tại Tòa án do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ngời khác.


Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự?

Trách nhiệm của Tòa án đó là giải quyết đúng và đầy đủ yêu cầu của đương sự; đảm bảo cho đương sự được thực hiện quyền tự định đoạt; không hạn chế các đương sự thực hiện các quyền này.
Nếu các đương sự chưa hiểu; chưa biết mình có quyền và nghĩa vụ tố tụng gì thì Tòa án cần phải giải thích cho họ biết các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ; từ đó giúp đương sự thực hiện tốt hơn quyền tự định đoạt của mình.

Tầm quan trọng của hòa giải trong tố tụng dân sự?

Hòa giải được xem là một trong những thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp đã phát sinh. Tuy nhiên; việc hòa giải phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, xuất phát từ ý chí chủ quan; tự nguyện của chính đương sự, không ai có thể cưỡng ép; bắt buộc đương sự thỏa thuận trái với ý muốn của những người tham gia.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận