Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định pháp luật

26/11/2021
Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định pháp luật. Nội dung nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ
1828
Views

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có yên ấm, hạnh phúc thì xã hội mới có thể ổn định và phát triển. Luật Hôn nhân và Gia đình ra đời cũng với mục đích là nhằm đảm bảo sự hạnh phúc của gia đình. Chính vì vậy, Luật đã đặt ra những nguyên tắc nhất định để trên cơ sở đó, các cá nhân và gia đình cùng tuân theo. Các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình. Trong đó, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của chế độ hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định pháp luật như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?

Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước ta.

Ở Việt Nam đã trải qua rất nhiều lần thay đổi Luật hôn nhân và gia đình, hiện tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đang là văn bản có hiệu lực thi hành.

Với mỗi văn bản luật hôn nhân và gia đình ra đời sau đều được ghi nhận là phát triển hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn so với luật trước đó. Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ. Đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ. Mặt khác, sự tiến bộ thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

  • Trước khi kết hôn, đôi nam nữ được tìm hiểu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Việc tìm hiểu nhau trước khi kết hôn là yếu tố quan trọng giúp hôn nhân được bền vững;
  • Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, bình đẳng;
  • Trong trường hợp cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, pháp luật quy định vợ chồng được phép ly hôn theo một trong hai hình thức là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.

Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định pháp luật

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khoản 1 điều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.”

Đồng thời điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong đó có quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.

Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao hàm cả hai khía cạnh đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn.

Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện  tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.

Xét cho cùng, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của Nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững.

Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

Nội dung nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Quyền kết hôn trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Quyền kết hôn xuất phát từ bản thân mỗi người và không có ai có quyền áp buộc họ làm trái ý chí của mình. Bất kể người nào ép buộc hoặc cản trở việc kết hôn đều vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ và không được pháp luật công nhận. Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân được Luật hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể hóa ở một số điều luật sau:

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

…………

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

     Theo đó, quyền tự nguyện trong việc kết hôn tức là nam và nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì được lập gia đình một cách tự do mà không bị ai ép buộc, ngăn cản. Khi đã kết hôn thì vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và các luật khác có liên quan.

Quyền ly hôn trên cơ sở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Việc tự nguyện trong hôn nhân còn được thể hiện thông qua sự tự nguyện, tự do và bình đẳng trong việc chấm dứt quan hộ hôn nhân. Tức là không có một chủ thể nào có quyền phân biệt, ép buộc một trong hai bên vợ chồng làm thủ tục ly hôn. Tự nguyện ly hôn không đồng nhất với việc ly hôn tùy tiện mà vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Căn cứ ly hôn là điều kiện bắt buộc để thực hiện thủ tục ly hôn. Và chỉ khi nào thỏa mãn điều kiện theo quy định tại điều 55 và điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án mới giải quyết.

Điều kiện để thực hiện đăng ký kết hôn lần thứ hai?

Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, việc đăng ký kết hôn lần thứ hai cần phải đảm bảo các điều kiện về độ tuổi; sự tự nguyện; năng lực hành vi dân sự và không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ để tiến hành đăng ký kết hôn lần hai

Để đăng ký kết hôn lần hai cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
  • Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu của hai bên;
  • Trường hợp đã ly hôn thì cần xuất trình Bản án ly hôn đơn phương; quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án;
  • Trường hợp khác thì các bên phải cung cấp: Giấy chứng tử của vợ/chồng cũ; quyết định tuyên bố mất tích.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định pháp luật“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này thì xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi bị xử lý như thế nào?

Phạt cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 1.000.0000 đồng. Với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi; mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ; thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu cố tình tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi mà gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kết hôn đồng tính là gì?

Kết hôn đồng tính là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính sinh học với nhau, ví dụ như nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ. Kết hôn đồng tính xuất phát từ nhu cầu tính dục của bản thân những người đồng giới. Đây không phải là một loại bệnh như nhiều người suy nghĩ mà là xu hướng tình dục bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý cơ thể con người mà sinh ra họ đã có và không thể có lựa chọn khác. Những người đồng tính cũng bình thường như mọi người, chỉ khác về xu hướng tình dục.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận