Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí?

15/09/2022
Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí
357
Views

Nhà nước ta luôn có những chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những người thuộc hộ nghèo. Vậy người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí? Cần phải cung cấp những giấy tờ gì để được trợ giúp pháp lý miễn phí? Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại về hành vi từ chối không thụ lý vụ việc không rõ lý do không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Hộ nghèo là gì?

Theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, ta có thể phân biệt được hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình. Trong đó, tính chất đo lường được xác định trong khả năng làm ăn, thu nhập hàng tháng. Từ đó mà họ không đảm bảo được khả năng cũng như sử dụng các nhu cầu thiết yếu.

Có thể thấy, tiêu chuẩn hộ cận nghèo trên được quy định tương đối giống với tiêu chuẩn hộ nghèo. Các nội dung về điều kiện thu nhập bình quân đầu người/tháng được căn cứ như nhau. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn hộ nghèo, gia đình phải thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Khi nào được coi là hộ nghèo?

Tiêu chí hộ nghèo ở thành thị và nông thôn có nội dung khác nhau. Theo đó thì:

Tiêu chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP như sau:

– Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 1.500.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 2.000.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí
Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí

Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí?

Tại Khoản 2 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý như sau:

1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

Do đó bạn thuộc hộ nghèo và nguyên tắc trong việc trợ giúp pháp lý là bạn được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, hiện tại bạn có thể tới địa chỉ: 470 Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là Tên đơn vị: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hồ Chí Minh để được thực hiện quyền lợi này.

Quyền của người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM khi được trợ giúp pháp lý

Căn cứ Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM khi được trợ giúp pháp lý có những quyền sau:

1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, những quyền trên đây là những quyền lợi của người thuộc hộ nghèo khi được trợ giúp pháp lý

Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM cần phải cung cấp những giấy tờ gì để được trợ giúp pháp lý miễn phí?

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý như sau:

1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Do đó, đối với trường hợp người được trợ giúp pháp lý khi tới trung tâm thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Ở đây, bạn xuất trình CCCD/CMND, giấy chứng nhận là hộ nghèo để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí từ đơn vị.

Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM có quyền khiếu nại về những hành vi của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không?

Tại Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể như sau:

1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;

b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý;

c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật;

d) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.

2. Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Luật này. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Như vậy, người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM có quyền khiếu nại hành vi từ chối không thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên đến Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Người thuộc hộ nghèo ở TP.HCM tới đâu để được trợ giúp pháp lý miễn phí?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mã tra cứu hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người thuộc hộ nghèo khi đến trung tâm trợ giúp pháp lý chỉ cần mang theo CMND/CCCD có được không?

Do đó, đối với trường hợp người được trợ giúp pháp lý khi tới trung tâm thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, tức là giấy chứng nhận hộ nghèo. Do đó, ngoài CCCD/CMND, bạn cần xuất trình giấy chứng nhận là hộ nghèo để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí từ đơn vị.

Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại về hành vi từ chối không thụ lý vụ việc không rõ lý do không?

Theo quy định, bạn có quyền khiếu nại hành vi từ chối không thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên đến Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp.

Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại về hành vi từ chối không thụ lý vụ việc không rõ lý do không?

Theo quy định, người thuộc hộ nghèo được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại hành vi từ chối không thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên đến Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.