Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không?

26/08/2022
Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia
483
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về quy định về việc người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hằng năm Việt Nam Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Hình thức phòng chống tác hại của rượu bia

Theo quy định tại Điều 8 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

– Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.

– Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

– Thi tuyên truyền, tìm hiểu.

– Chiến dịch truyền thông.

– Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu bia tại tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 24 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng như sau:

– Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.

– Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.

– Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

– Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia
Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia

Nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

– Nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

  • Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức;
  • Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng; sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia;
  • Thống kê, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia; thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 05 năm và hằng năm làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải, quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
  • Sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Nội dung chi, mức chi cho các hoạt động đặc thù quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và Điều 13 Nghị định này. Nội dung chi, mức chi cho các hoạt động khác quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ chi tiêu hiện hành của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật.

– Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức chi cao hơn mức quy định tại Nghị định này.

– Nội dung chi, mức chi các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia có nguồn kinh phí tài trợ hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện theo quy định của đơn vị tài trợ và quy định của pháp luật.

Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không?

Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không? Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia sẽ nhận được mức thù lao như sau:

– Chi tổ chức các buổi giao lưu, các buổi lễ mít tinh, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống tác hại của rượu, bia:

  • Chi nước uống cho người tham dự: 20.000 đồng/người/buổi; chi thù lao cho người tham dự 50.000 đồng/người/buổi;
  • Chi báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi;
  • Chi tài liệu: tối đa 15.000 đồng/người;
  • Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn tài chính (trong trường hợp thuê dịch vụ);
  • Chi truyền thanh (xây dựng, biên tập, phát thanh): Mức chi xây dựng, biên tập 100.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 20.000 đồng/lần;
  • Mức chi xây dựng và in tài liệu truyền thông căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.

– Chi hỗ trợ các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng về phòng, chống tác hại của rượu, bia:

  • Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Mức bồi dưỡng cho 01 buổi tập chương trình mới tối đa không quá 70.000 đồng/người/buổi. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi;
  • Mức bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn tối đa không quá 150.000 đồng/người/buổi.

– Chi thuê dẫn chương trình và biểu diễn văn nghệ tại lễ mít tinh, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:

  • Dẫn chương trình: 2.000.000 đồng/người/buổi;
  • Biểu diễn văn nghệ: 300.000 đồng/người/buổi. Tổng số buổi tập và biểu diễn cho một chương trình văn nghệ tối đa là 10 buổi.

– Chi hỗ trợ hoạt động của các đội tuyên truyền lưu động trong các đợt mở chiến dịch tuyên truyền tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức:

  • Chi hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia đội tuyên truyền lưu động về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng: chi bồi dưỡng tham gia các buổi tuyên truyền 100.000 đồng/người/buổi; chi hỗ trợ tập luyện tuyên truyền 50.000 đồng/người/buổi;
  • Mức chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ tuyên truyền, cổ động và các hoạt động khác theo thực tế căn cứ vào hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.

– Mức chi thù lao cho các cộng tác viên tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo hướng dẫn về cộng tác viên tuyên truyền của Bộ Y tế: 150.000 đồng/người/tháng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia có được nhận thù lao không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; muốn đăng ký mã số thuế cá nhân; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Địa điểm nào sau đây không được bán rượu bia?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các địa điểm không bán rượu, bia như sau:
– Cơ sở y tế.
– Cơ sở giáo dục.
– Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
– Cơ sở bảo trợ xã hội.
– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Địa điểm nào sau đây không được uống rượu bia?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các địa điểm không uống rượu, bia như sau:
– Cơ sở y tế.
– Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
– Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
– Cơ sở bảo trợ xã hội.
– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
– Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ như sau:
+ Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
+ Nhà chờ xe buýt.
+ Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia?

– Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
– Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, khách quan và khoa học;
b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.