Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?

11/07/2022
595
Views

Xin chào luật sư. Tôi có bạn là người nước ngoài đang muốn đầu tư về dự án nhà ở tại Việt Nam. Vậy cho hỏi điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài như thế nào? Người nước ngoài được mua tối đa bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam? Mong luật sư giải đáp.

Người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Các tổ chức nước ngoài cũng phát triển việc kinh doanh tại Việt Nam. Do đó vấn đề nhà ở cũng là một trong những mối quan tâm của họ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc sở hữu nhà ở của người nước ngoài. Có các hình thức sở hữu nào đối với cá nhân? Số lượng tối đa mà họ có thể sở hữu là bao nhiêu căn? Người nước ngoài có nghĩa vụ gì đối với việc sở hữu nhà ở? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Theo Pháp luật Việt Nam, người nước ngoài không phải đối tượng được giao, thuê quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vì mục đích sinh sống và kinh doanh của người nước ngoài, Việt Nam cho phép họ được sở hữu nhà ở. Vậy quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào? Cùng xem xét những vấn đề dưới đây:

Đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều 159 quy định về việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài như sau:

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Để người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam họ cần đáp ứng các điều kiện sau; theo Điều 160 Luật nhà ở 2014 quy định:

– Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này:

+Phải có Giấy chứng nhận đầu tư

+Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan.

– Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này:

+ Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam

+ Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

“Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.”

Theo đó cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở Việt Nam cần phải đáp ứng quy định trên.

Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?

Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?
Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?

Theo Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;

b) Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;”

Như vậy, nếu bạn là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được quyền mua tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.

Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam?

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định:

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu. Thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam; hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Theo đó, thời hạn người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phụ thuộc vào nội dung sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao dịch về nhà ở đó. Nhưng không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn. Đối với trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở lâu dài.

Việc gia hạn sở hữu nhà ở phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải chấp hành nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 162 Luật Nhà ở 2014 cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở có nghĩa vụ:

-Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 của Luật.

-Cá nhân nước ngoài có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Ngoài ra phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

+Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Quý khách có thể tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam. Hoặc có thể tham khảo việc sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các trường hợp nào cá nhân nước ngoài không được công nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
– Cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở nằm trong khu vực không thuộc diện được sở hữu hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định.
– Cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam

Điều kiện cá nhân nước ngoài được mua nhà ở?

Theo Khoản 2 Điều 119 Luật nhà ở, cá nhân nước ngoài mua nhà ở cần điều kiện sau:
+Phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam,
+Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
+Không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.