Từ 6h ngày 21/9 Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới. Hà Nội duy trì nhiều trạm chốt nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất. Người ngoài tỉnh vào Hà Nội cần giấy tờ gì? có lẽ là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. Bài viết dưới đây Luật Sư X xin giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Người ngoài tỉnh vào Hà Nội cần giấy tờ gì?
Đối với người ở tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội để làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu, có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2, quét mã QR Code tại chốt…
Với trường hợp người ở tỉnh, thành phố khác đưa, đón bệnh nhân đến các cơ sở khám, chữa bệnh tại Hà Nội, lễ tang, đi sân bay cần chuẩn bị các giấy tờ gồm: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm PCR âm tính virus SARS-CoV-2 trong vòng 3 ngày, đồng thời quét mã QR Code.
Với người đi khám chữa bệnh thì phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, đến nay Hà Nội vẫn chưa có quy định bắt buộc người muốn vào thành phố phải tiêm vaccine phòng COVID-19.
Người ngoài tỉnh vào Hà Nội cần giấy tờ gì theo quy định?
Tất cả các trường hợp khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương. Trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khoẻ luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác… cần báo ngay cho cơ quan y tế để lấy mẫu.
Đối với người từ các tỉnh, thành có nguy cơ cao (cấp 3, màu cam)
Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (thẻ xanh); hoặc F0 khỏi bệnh không quá 6 tháng tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày.
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phải tự theo dõi sức khoẻ tại nhà; hoặc nơi lưu trú 14 ngày, tuân thủ quy định khai báo y tế và 5K. Cơ quan chức năng thực hiện xét nghiệm với các trường hợp nghi ngờ; hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Đối với người từ các tỉnh, thành có nguy cơ trung bình (cấp 2, màu vàng)
Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (thẻ xanh); hoặc F0 khỏi bệnh không quá 6 tháng không áp dụng cách ly, xét nghiệm.
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phải tự theo dõi sức khoẻ tại nhà; hoặc nơi lưu trú 14 ngày, tuân thủ quy định khai báo y tế và 5K.
Đối với người từ các tỉnh, thành có nguy cơ thấp (cấp 1, màu xanh)
Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (thẻ xanh); hoặc F0 khỏi bệnh không quá 6 tháng không áp dụng cách ly, xét nghiệm.
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phải tự theo dõi sức khoẻ tại nhà; hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tuân thủ quy định khai báo y tế và 5K.
Lây lan dịch bệnh cho người khác xử lý như thế nào?
Các mức phạt khi lây lan dịch bệnh cho người khácmà bạn cần chú ý như sau:
- Từ chối hoặc trốn tránh cách lý: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng tùy trường hợp.
- Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh cách ly; làm lây lan dịch bệnh; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Hình phạt có thể lên đến 12 năm tù (Điều 240 BLHS 2015).
- Nếu bị truy tố; tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm. Và có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Chú ý quy định gì khi xe buýt, xe khách Hà Nội đi vào hoạt động?
- Những loại đất nền không nên mua ở Hà Nội vào năm 2021
- Nơi cấp căn cước công dân tại Hà Nội
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người ngoài tỉnh vào Hà Nội cần giấy tờ gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, hầu hết các địa phương đều yêu cầu các giấy tờ đi đường chính như:
– Kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 3 ngày hoặc kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính;
– Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân;
– Thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và Quy định 5K…
Xe cá nhân được phép vào Hà Nội nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp:
– Xe chở hàng hoá đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá trên “luồng xanh”
– Xe chở hàng hoá thiết yếu cho thành phố Hà Nội
– Xe chở người và các phương tiện phục vụ, hoạt động công vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị số 17 và các loại phương tiện vận chuyển khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp khác khả năng cao sẽ phải quay đầu.