Pháp luật sẽ có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người mất năng lực hành vi dân sự. Vậy theo quy định, Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không? Quyền hưởng tài sản thừa kế của người mất năng lực hành vi dân sự năm 2022 như thế nào? Giao dịch dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự có bị vô hiệu không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Năng lực hành vi dân sự là gì?
Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Như vậy, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
– Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
– Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Giao dịch dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự có bị vô hiệu không?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định mất năng lực hành vi dân sự như sau:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Do đó, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Căn nhà mà cháu gái bạn được thừa kế nếu có xảy ra bất kỳ giao dịch dân sự gì thì người đại diện theo pháp luật của cháu gái bạn đứng ra thực hiện.
Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không?
Tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền thừa kế như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 người thừa kế được quy định:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, có thể thấy không có quy định nào cấm người mất năng lực hành vi dân sự nhận thừa kế cả. Cháu gái của bạn vẫn còn sống ngay thời điểm mở thừa kế thì cháu bạn vẫn được nhận thừa kế như những người còn lại trong gia đình.
Quyền hưởng tài sản thừa kế của người mất năng lực hành vi dân sự năm 2022
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ/chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng di sản theo di chúc hoặc có cho hưởng nhưng phần mà họ được hưởng theo di chúc ít hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật.
Trường hợp người lập di chúc cho những người này hưởng di sản nhưng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật thì họ cũng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, họ phải được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế nói trên.
Như vậy, quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong Bộ luật Dân sự hướng tới bảo vệ quyền lợi của các chủ thể là cha, mẹ của người lập di chúc, vợ hoặc chồng của người lập di chúc, con của người lập di chúc mà chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Khi phân chia di sản thừa kế theo di chúc, nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì Tòa án cần đưa người mất năng lực hành vi dân sự vào diện được hưởng thừa kế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ.
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có được sử dụng tài sản thừa kế không?
Theo như quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có các quyền và nghĩa vụ về quản lý tài sản của người được giám hộ sau đây:
Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể sử dụng tài sản của người bị mất năng lực hành vi dân sự để phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và những việc khác vì lợi ích của người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký mã thuế số cho công ty; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự không được đem tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự tặng cho người khác.
Theo quy định, Mọi giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ theo quy định pháp luật.
Theo quy định, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động dù không trong di chúc không được hưởng thừa kế nhưng vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay. Như vậy, Người mất năng lực hành vi dân sự là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.