Người lao động không đóng BHXH theo quy định xử phạt ra sao?

08/11/2021
Người lao động không đóng BHXH theo quy định xử phạt ra sao?
799
Views

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc; là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức; mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp thuộc đối tượng phải đóng nhưng không thực hiện. Vậy theo quy định không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng lao động phải tham gia BHXH

Theo quy định tại điều 20 Bộ luật Lao động 2019; hợp đồng lao động chỉ có 2 loại; là HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ không xác định thời hạn. Trong khi đó theo quy định tại điều 2 Luật BHXH 2014; thì những loại HĐLĐ sau là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định; có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

Như vậy những loại hợp đồng lao động trên; thì người lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Những loại công việc theo mùa vụ; hoặc đang trong thời gian thử việc thì không cần tham gia bảo hiểm xã hội. Trừ trường hợp nội dung thử việc được ghi trong HĐLĐ; thì vẫn là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động không đóng BHXH theo quy định xử phạt ra sao?

Theo điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; thì người lao động làm việc theo hợp đồng xác định; không xác định thời hạn… là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc

Bên cạnh đó, điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt hành vi thỏa thuận không tham gia BHXH giữa người lao động; và người sử dụng lao động như sau:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

………………

4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;

b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên”

Người lao động bắt buộc phải tham gia BHXH; người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng BHXH cho người lao động; chứ không được thỏa thuận không tham gia BHXH.

Không có giấy chuyển viện có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Các trường hợp không có giấy chuyển viện mà tự đi các bệnh viện tuyến trên được hiểu là khám chữa bệnh trái tuyến.

Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Như vậy không có giấy chuyển viện vẫn được hưởng BHYT; nếu khám chữa bệnh nội trú, khám chữa bệnh ngoại trú; thì được hưởng BHYT nếu điều trị trái tuyến tại Bệnh viện tuyến huyện.

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh vượt tuyến được quy định thế nào?

Theo quy định thì tiền bảo hiểm vượt tuyến được thanh toán như sau:

  • Khi khám chữa bệnh vượt tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh; thì người đi khám bệnh được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú như khi khám chữa bệnh đúng tuyến theo thẻ BHYT của người đó từ ngày 1/1/2021
  • Khi khám bệnh vượt tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương; thì người đi khám bệnh được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú như khi khám chữa bệnh đúng tuyến theo thẻ BHYT của người đó
  • Khi khám bệnh vượt tuyến tại bệnh viện tuyến huyện; thì người đi khám bệnh được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú như khi khám chữa bệnh đúng tuyến theo thẻ BHYT của người đó từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Số % ở đây là số phần trăm so với tỉ lệ được hưởng bảo hiểm như khi khám chữa bệnh đúng tuyến của người đó.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “Người lao động không đóng BHXH theo quy định xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội là như thế nào?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng ra sao?

Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng, cụ thể:
“Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;…”

Thời hạn về thẻ bảo hiểm y tế đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định:
Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
Người lao động bị chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận