Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xử lý như nào?

08/11/2021
Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu theo quy định mới nhất năm 2022
944
Views

Theo kết quả điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an xác định: Nguyễn Minh Quân( sinh năm 1973; Giám đốc Bệnh viện thành phố Thủ Đức); và Nguyễn Văn Lợi( sinh năm 1986; Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm) đã thông đồng; câu kết thực hiện hành vi trái quy định của Luật đấu thầu; trong việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế; tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức; gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước. 

Ngày 06/11/2021; Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các thủ tục tố tụng gồm: Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam; về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017; đối với Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Văn Lợi. 

Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xử lý như nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật Đấu thầu năm 2013

Nội dung tư vấn

Đấu thầu là gì?

Theo quy định khoản 12 điều 4 tại Luật đấu thầu 2013 thì đấu thầu được hiểu như sau:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn; dịch vụ phi tư vấn; mua sắm hàng hóa; xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh; công bằng; minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là gì?

Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu; can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép;… và gây hậu quả nghiêm trọng.

Cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng; được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó để xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm các dấu hiệu sau:

Chủ thể

Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là người có năng lực trách nhiệm hình sự; đủ độ tuổi pháp luật quy định và pháp nhân thương mại phạm tội.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Chủ thể của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu thường là những người thực hiện các giai đoạn; công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu như chủ đầu tư; bên mời thầu; bên dự thầu; tư vấn; giám sát; …

Khách thể

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu; xâm phạm vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình; dự án của Nhà nước.

Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước; ảnh hưởng tới uy tín; hình ảnh quốc gia.

Mặt chủ quan

Về dấu hiệu lỗi: Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó; mà vẫn mong muốn nó xảy ra.

Về mục đích và động cơ : Nhằm mục đích thu lợi bất chính từ hành vi, lợi ở đấy có thể là về vật chất như tiền bạc, hoặc các lợi ích về tinh thần như chức vụ, địa vị… từ đó làm lợi cho bản thân, hoặc những người có liên quan.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng thể hiện qua việc người phạm tội thực hiện 01 trong các hành vi sau đây:

  • Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu
  • Thông thầu
  • Gian lận trong đấu thầu
  • Cản trở hoạt động đấu thầu
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
  • Chuyển nhượng thầu trái phép.

Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là đã hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế; hành vi thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở đấu thầu….được người phạm tội hoàn thành và đã gây thiệt hại vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình; dự án của Nhà nước. Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; ảnh hưởng tới uy tín; hình ảnh quốc gia.

Thiệt hại ở đây không nhất thiết là thiệt hại về tài sản của Nhà nước; mà có thể là thiệt hại về tài sản của các nhà thầu; các cá nhân; tổ chức khác…Hậu quả của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Theo đó; cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính; về một trong các hành vi khách quan nêu trên; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xử lý như nào?

Theo quy định tại điều 222 Bộ Luật hình sự 2015; quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý như sau:

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 1- 5 năm đối với các hành vi khách quan được mô tả.

Khung 2

Phạt tù từ 3-12 năm đối với các trường hợp:

Khung 3

Phạm tội gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối với hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định; với 03 khung hình phạt khác nhau; hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù; ngoài ra theo quy định người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xử lý như nào? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đấu thầu trong nước là gì?

Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

Đấu thầu quốc tế là gì?

Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

Có bắt buộc phải đăng kết quả đấu thầu không?

Theo quy định pháp luật ết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Đồng thời theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm đăng tải về đấu thầu. Nếu như không đăng tải kết quả đấu thầu thì các đơn vị sẽ bị xử lý vi phạm.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời