Người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có cần xét nghiệm không?

30/09/2021
người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có cần xét nghiệm không?
508
Views

Hiện nay, dịch bệnh diễn biến còn nhiều phức tạp dẫn tới giãn cách xã hội là điều tất yếu. Tuy vậy, cuộc sống người dân vẫn cần được duy trì và đảm bảo ổn định nền kinh tế. Song song với tiêm vắc-xin toàn dân, cần có biện pháp xét nghiệm để nguồn bệnh không ra cộng đồng. Vậy người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có cần xét nghiệm không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Công văn 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021  

Nội dung tư vấn

Nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong sẽ giảm với những người đã tiêm chủng đủ. Tuy nhiên, người đã tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm và lây chéo cho người khác. Bộ Y tế đã kịp thời ban hành Công văn 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021. Công văn hướng dẫn xét nghiệm Covid-19 với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Quy định về xét nghiệm SARS-COV-2 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (CSSXKD) cho người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có cần xét nghiệm không?

– Xét nghiệm sàng lọc với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19; như ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.

– Xét nghiệm định kỳ cho người lao động:

Tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ rất cao:

+ Với người lao động có nguy cơ cao (lãnh đạo, lễ tân,…); Hằng tuần, xét nghiệm ít nhất 20% người lao động.

+ Với người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh; Xét nghiệm toàn bộ người lao động.

Tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và có nguy cơ:

+ Với người lao động có nguy cơ cao (lãnh đạo công ty, lễ tân,…); Xét nghiệm 02 tuần/lần, ít nhất cho 5-10% người lao động.

+ Với người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh; Xét nghiệm 02 tuần/lần cho toàn bộ người lao động.

Người lao động đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có cần xét nghiệm không??

Đặc biệt, Công văn chỉ rõ rằng không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin; liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng. Hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng (Nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).

Xét nghiệm đối với lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, thành phố như thế nào?

Nếu di chuyển từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg-CP; sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ nguy cơ dịch bệnh thấp hơn; thì việc xét nghiệm phải do cơ sở y tế thực hiện. Thời gian xét nghiệm theo đúng quy định tại Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021; về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hoá.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … :  0936 128 102 .

Câu hỏi thường gặp

Ai được xem là người tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ?

Tùy vào mỗi loại vắc xin thời gian được tính là tiêm phòng đầy đủ sẽ có sự khác nhau.
Đối với loại vắc xin Pfizer và Moderna: được công nhận tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần; tính từ khi thực hiện tiêm mũi thứ 2. Nhưng đối với vắc xin Johnson & Johnson thì lại khác, bạn chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Quy trình tiêm chủng sẽ được hoàn tất sau 2 tuần kể từ khi tiếp nhận vắc xin.

Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang không?

Mặc dù đã được tiêm vắc xin đầy đủ nhưng bạn vẫn có thể bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Bởi khả năng bảo hộ của vắc xin sẽ không bao giờ đạt 100% tuyệt đối.
Đặc biệt, đối với những người có sức đề kháng yếu, người đang sử dụng thuốc,… sau khi thực hiện tiêm chủng đầy đủ cũng không được bảo vệ hoàn toàn.
Do đó, người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang. Việc thực hiện quy tắc 5K mọi lúc, mọi nơi là cần thiết với tất cả mọi người.

Trường hợp người dân tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay có cần xét nghiệm không?

Yêu cầu tuân thủ 5K; khai báo y tế; nhưng không yêu cầu xét nghiệm đối với hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải hàng không; đường sắt; hàng hải (trừ tuyến từ bờ ra đảo) nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã tiêm 01 liều vắc xin sau 03 tuần;
– Đã tiêm đủ liều vắc xin.
– Đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Để lại một bình luận