Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật là người đủ 17 tuổi trở lên được đăng ký học lái xe. Cùng với đó, dự án Luật còn đưa ra một loạt các chính sách về an toàn giao thông đường bộ. Vậy cụ thể các quy định này như thế nào? Các chính sách đó là gì? Sau đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Người đủ 17 tuổi sẽ được đăng ký học lái xe”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau một thời gian dài phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, không phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi khách quan phải có những đạo luật thay thế, điều chỉnh từng lĩnh vực. Việc ban hành luật mới sửa đổi, bổ sung điều chỉnh một số quy định là hoàn toàn phù hợp.
Một số bất cập trong Luật giao thông đường bộ 2008
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là trật tự an toàn giao thông đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội) và xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật). Đây là hai lĩnh vực rất lớn và khác nhau nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một đạo luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiều vấn đề chồng chéo trong luật.
Cụ thể, quy tắc giao thông còn thiếu, chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng và sát thực tiễn. Thiếu các khái niệm liên quan đến an toàn giao thông, như ùn, tắc, đi theo làn, chuyển làn, chuyển hướng… dẫn đến khó khăn về nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Quy định về quản lý an toàn phương tiện và người điều khiển phương tiện còn thiếu và bất cập, như: Chưa có cơ chế quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện sau khi được cấp giấy phép lái xe;… dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.
Chưa quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, về biện pháp, trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cơ quan Công an, y tế, bảo hiểm, cơ quan khai thác, bảo trì đường bộ, UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Một số vấn đề mới về ứng dụng khoa học công nghệ nhưng luật chưa điều chỉnh.
Một số nội dung đáng chú ý của dự thảo luật
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về 6 nhóm vấn đề lớn sau:
Chính sách về quy tắc giao thông đường bộ
Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung; mô tả lại một số quy định về quy tắc giao thông đường bộ cho phù hợp với thực tiễn, gồm: Quy tắc chung; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện; sử dụng làn đường; vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe; mở cửa xe; sử dụng đèn; sử dụng tín hiệu còi; nhường đường tại nơi đường giao nhau; qua phà, qua cầu phao…
Chính sách về điều kiện phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008; dự thảo Luật đã bổ sung quy định chi tiết nhiều nội dung về đăng ký; cấp biển số xe cụ thể, rõ ràng hơn, bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phục vụ người dân.
Về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dự thảo Luật quy định nhiều điểm mới như: Người đủ 17 tuổi trở lên được đăng ký học lái xe; người học lái xe được lựa chọn cơ sở đào tạo lái xe, giáo viên dạy lái theo yêu cầu, được đào tạo hoặc lựa chọn hình thức tự học các kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ…Không bắt buộc phải vào cơ sở A, B để học; được lựa chọn và đăng ký với cơ quan quản lý sát hạch; cấp Giấy phép lái xe để tham gia dự thi sát hạch chứ không chỉ định phải vào cơ sở bắt buộc để sát hạch.
Dự thảo hiện tại cũng không quy định hình thức cấp biển số xe ô tô qua đấu giá và không quy định về điểm của giấy phép lái xe.
Chính sách về chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Dự thảo Luật đã cụ thể hóa những biện pháp, cơ chế tổ chức giao thông an toàn, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông và khắc phục các bất cập là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông…
Chính sách về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
Dự thảo Luật đã quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện; người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông; phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo, cứu nạn, cứu hộ tai nạn giao thông; điều tra, giải quyết, thống kê tai nạn giao thông.
Chính sách về tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử phạt vi phạm, dự thảo Luật đã quy định về: Nội dung, hình thức và lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát; dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát; phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; huy động người, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự trong trường hợp khẩn cấp…
Chính sách quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Dự thảo Luật không quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Nội dung này sẽ do Chính phủ quy định tại các nghị định liên quan.
Việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Người đủ 17 tuổi sẽ được đăng ký học lái xe“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Những điều cán bộ công chức không được làm
- Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức mới hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Dự thảo luật là bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình đã chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình bạn hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội (Nghị viện) xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.
Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe như sau:
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.