Người đi xe máy sai luật thì khi có tai nạn tài xế ô tô có bồi thường không?

13/03/2022
1032
Views

Chào Luật sư, hiện tại tôi là tài xế lái xe tải vận chuyển hàng hóa liên tỉnh. Vừa qua, tôi có va chạm với chủ chiếc xe máy trên đường làm việc. Tuy nhiên, phần lỗi thuộc về bên lái xe máy. Vậy Người đi xe máy sai luật thì khi có tai nạn tài xế ô tô có bồi thường không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Bộ luật dân sự 2015

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Người đi xe máy sai luật thì khi có tai nạn tài xế ô tô có bồi thường không?

Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Do vậy, việc người điều khiển xe máy đi ngược chiều và không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luật.

Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng) thuộc về ai cũng như mức độ bồi thường thì cần xác định lỗi của mỗi bên. Nguyên tắc là có lỗi thì phải bồi thường và lỗi đến đâu thì bồi thường đến đó. Trong một vụ tai nạn giao thông thì có thể một bên hoàn toàn có lỗi hoặc hai bên cùng có lỗi (lỗi hỗn hợp). Việc cho rằng người điều khiển phương tiện lớn phải bồi thường người điều khiển phương tiện nhỏ là không có căn cứ pháp luật.

Người đi xe máy sai luật thì khi có tai nạn tài xế ô tô có bồi thường không?

Quy định của pháp luật về hành vi tham gia giao thông gây tai nạn

Khoản 2 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015 có đề cập rõ về tội vi phạm tham gia giao thông gây tai nạn

  • Người nào tham gia giao thông đường bộ; mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • Làm chết 01 người hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người; với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Đây cũng là cấu thành tội phạm cơ bản chứa dấu hiệu định tội của tội phạm này. Bất kỳ người nào vi phạm tội phạm có chứa dấu hiệu định tội này đều là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh.

Trường hợp vô ý gây tai nạn giao thông thì xử lý như thế nào?

Trong trường hợp tai nạn giao thông xảy ra mà người gây tai nạn làm chết người khác đang đi trên đường; thì sẽ chia ra làm ba trường hợp sau đây:

  • Nếu như lỗi được xác định từ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; thì trong trường hợp này, người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định.
  • Nếu như lỗi được xác định là lỗi là do vô ý theo Khoản 1 Điều 128 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; thì người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự; nhưng mức phạt sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với lỗi được xác định từ việc vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; đồng thời vẫn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.
  • Trường hợp người gây tai nạn được xác định là không có lỗi gây thiệt hại; thì người gây tai nạn chỉ cần bồi thường thiệt hại cho người nhà nạn nhân và nạn nhân theo Điều 601 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người

Dựa vào các nguyên tắc nêu trên, trước hết mức bồi thường khi gây tai nạn chết người do 02 bên thỏa thuận. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Pháp luật tôn trọng mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…

Tuy nhiên, nếu bên gây tai nạn và gia đình nạn nhân không thể thỏa thuận được với nhau mức bồi thường thì Điều 591 Bộ luật Dân sự cũng quy định cụ thể các căn cứ để xác định mức bồi thường, gồm:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định;

Người đi xe máy sai luật thì khi có tai nạn tài xế ô tô có bồi thường không?

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người đi xe máy sai luật thì khi có tai nạn tài xế ô tô có bồi thường không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.

Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?

Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tùy loại xe mà người đó điều khiển sẽ có mức phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn gây ra hậu quả nghiêm trọng; hay làm chết người là tình tiết định khung tăng nặng; được quy định tại khoản 2 điều 260 Bộ luật Hình sự 2015

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.