Xin chào Luật sư 247. Hiện con trai tôi đang cai nghiện trong trại, bà nội của cháu đang rất yếu, không biết còn có thể sống được bao lâu nữa. Tôi có thắc mắc rằng khi bà nội cháu mất, cháu có thể xin phép về chịu tang được không? Người đang cai nghiện có được về chịu tang khi ông bà chết? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 116/2021/NĐ-CP
Thời gian cai nghiện bắt buộc là bao lâu?
* Đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cần hiểu rằng, không phải người nào nghiện ma túy cũng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Luật phòng chống ma túy năm 2000 và Nghị định 136/2016/NĐ-CP đối tượng được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
– Người nghiện ma túy là người có từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, đã được áp dụng biện pháp giáo dục theo hình thức cai nghiện tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định về việc chấp hành biện pháp giáo dục này mà vẫn còn nghiện. Hoặc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện theo hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi ở hợp pháp, ổn định, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) về việc bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
– Người nghiện ma túy là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không có nơi cư trú ổn định
* Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc
Căn cứ theo quy định của Luật phòng chống ma túy năm 2000, thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng cho tùy từng đối tượng với thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.
Có thể thấy, thời hạn cai nghiện bắt buộc như trên là phù hợp với tình hình thực tế nhằm giúp người cai nghiện đào thải lượng ma túy ra khỏi cơ thể, “cắt” cơn nghiện và giải quyết các vấn đề về sức khỏe, tâm lý, xã hội liên quan đến ma túy. Tuy nhiên, việc tái nghiện sau cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện là điều hoàn toàn dễ xảy ra nen ngoài việc áp dụng thời gian cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc còn cần kết hợp nhiều biện pháp cai nghiện và sự quyết tâm rất lớn từ người nghiện ma túy.
Người đang cai nghiện có được về chịu tang khi ông bà chết hay không?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định chế độ chịu tang như sau:
1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.
3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.
4. Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Trường hợp ông bà mất thì người cai nghiện không thuộc trường hợp được phép về để chịu tang theo quy định.
Hình thức khen thưởng đối với người cai nghiện có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc
Theo Điều 71 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định chế độ khen thưởng, kỷ luật như sau:
1. Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức sau:
a) Biểu dương khen thưởng;
b) Đề nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy chưa đến mức bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:
a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Đưa vào quản lý tại khu dành riêng đối với người có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
3. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật đối với người cai nghiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo đó, người cai nghiện có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức quy định trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- 16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?
- Đi cai nghiện bắt buộc có xem là có tiền sự không ?
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có khu vực riêng cho người dưới 18 tuổi hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người đang cai nghiện có được về chịu tang khi ông bà chết?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc trong trường hợp này là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Do cai nghiện bắt buộc cũng là một biện pháp xử lý hành chính nên nếu chưa được xóa việc áp dụng biện pháp hành chính, người đi cai nghiện bắt buộc sẽ bị coi là có tiền sự.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Tòa án phải ra một trong các quyết định sau:
+ Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Quyết định không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.