16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?

13/08/2022
16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?
364
Views

Chào Luật sư, cháu tôi năm nay 16 tuổi, do bị bạn bè lôi kéo nên đã bị nghiện ma túy. Gia đình đưa cháu vào cơ sở cai nghiện để cho cháu chữa trị. Tôi nghe nói vô đó cháu tôi bị bắt lao động cực khổ không thể chịu nỗi. 16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không? Luật quy định về việc lao động ở trại cai nghiện như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Thẩm quyền quyết định đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc

– Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện) nơi người bị đề nghị cư trú hoặc nơi có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị đề nghị.

– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?
16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?

Trình tự quyết định đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc

Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 quy định trình tự, thủ tục quyết định đưa người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc gồm một số bước, đơn cử như sau:

* Thời hạn xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Tòa án phải ra một trong các quyết định sau:

+ Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Quyết định không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

* Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

– Khi nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, Tòa án phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống ma túy thì Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống ma túy, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết.

* Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

– Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

– Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

– Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

* Thông báo về việc thụ lý hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.

* Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết, thông qua Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này là rất quan trọng và cần thiết để quản lý, giáo dục, chữa bệnh cho trẻ nghiện ma túy khi không thực hiện được việc cai nghiện tự nguyện.

Việc đảm bảo quyền học tập cho các em ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc, là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt và được pháp luật quy định khá cụ thể. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, việc tổ chức sẽ không hề đơn giản.

Dự kiến số trẻ phải cai nghiện bắt buộc sẽ tăng thêm, trong khi năng lực hiện nay chỉ đáp ứng được một phần. Việc đảm bảo học tập cho các em ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ như thế nào khi điều kiện vật chất và nhân sự đều đang thiếu.

Hiện một số trường hợp trẻ nghiện ma túy tự nguyện vào các trung tâm vẫn chưa có khu riêng mà ở chung và sinh hoạt, điều trị như với học viên bình thường. Các trung tâm cai nghiện đều quá tải và chưa thể dồn người hoặc bố trí khu riêng để tiếp nhận trẻ dưới 18.

Về chuyện tạo điều kiện cho trẻ học văn hóa là rất khó khăn bởi phần lớn trung tâm cai nghiện đều ở xa khu dân cư; việc đưa các cháu đến các trường học lân cận không đơn giản. Còn nếu bố trí giáo viên thì kinh phí và thủ tục ra vào trung tâm khá phức tạp.

Thế nào là người dưới 18 tuổi nghiện ma túy?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, theo khoản 12 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Đồng thời, theo Thông tư liên tịch số 17/2017, sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể mình dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng chất ma túy.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, có thể hiểu “người dưới 18 tuổi nghiện ma túy” là người chưa thành niên có hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức. Theo đó, những người nghiện ma túy sẽ bị lệ thuộc vào các chất này.

16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?
16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?

Người dưới 18 tuổi nghiện ma túy có bắt buộc phải đi cai nghiện không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021, người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy có thể bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

– Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

– Bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian cai nghiện tự nguyện;

– Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Như vậy, người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “16 tuổi đi cai nghiện bắt buộc có phải tham gia lao động không?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, biên bản hủy hóa đơn điện tử ; nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn cai nghiện ma túy đối với người dưới 16 tuổi là bao lâu?

Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc trong trường hợp này là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng. 

Thời hạn xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Tòa án phải ra một trong các quyết định sau:
+ Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Quyết định không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thế nào?

-Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.