Người biểu diễn có quyền gì theo quy định của pháp luật?

21/12/2021
631
Views

Xin chào luật sư, xin luật sư cho biết, người biểu diễn có quyền gì theo quy định của pháp luật? Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì sẽ có những quyền gì theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn ngay sau đây:

Người biểu diễn là ai?

Điều 3 Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng ghi nhận: Người biểu diễn là các diễn viên; ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày; hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan; trong đó có người biểu diễn gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công; và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Như vậy, người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công; và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Người biểu diễn có quyền gì theo quy định của pháp luật?

Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; người biểu diễn có những quyền sau đây:

Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân; và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân; và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

Quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 29 Luật này như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

– Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

– Được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn

– Không cho người khác sửa chữa, cắt xén; hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự; và uy tín của người biểu diễn.

Thứ hai, quyền tài sản

Bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.

– Sao chép trực tiếp; hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình.

Trong đó, quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm; ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện; hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.

Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm; ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện; hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác không từ bản ghi âm; ghi hình đó như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thông tin điện tử; viễn thông và các hình thức tương tự khác.

– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được; trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.

Quyền truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán; cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Bên cạnh đó, khi tổ chức hay cá nhân muốn khai thác; hoặc sử dụng các quyền tài sản của người biểu diễn thì phải trả tiền thù lao cho họ. Tiền thù lao sẽ do pháp luật quy định hoặc 02 bên tự thỏa thuận nếu pháp luật không quy định.

So sánh quyền tác giảquyền liên quan đến quyền tác giả?

Điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra; hoặc sở hữu (khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009).

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức; cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí 2005 sửa đổi 2009).

Căn cứ các quy định, quyền tác giả và quyền liên quan có những điểm giống nhau sau đây:

– Quyền tác giả và quyền liên quan cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức.

– Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ ngay khi ra đời mà không cần đăng ký; nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính nào khác.

Nhưng chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký để đảm bảo quyền lợi của chủ thể khi có tranh chấp xảy ra.

Đối với những quyền tài sản thuộc quyền tác giả và quyền liên quan; đây là quyền chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết thời hạn bảo hộ; chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng.

Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan:

Tiêu chíQuyền tác giảQuyền liên quan
Căn cứ phát sinh, xác lập quyềnQuyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Đối tượng được bảo hộ– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí,..-Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.– Cuộc biểu diễn- Bản ghi âm, ghi hình- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá
Chủ thể được bảo hộNgười trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giảNgười biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng
Nội dung bảo hộQuyền nhân thân và quyền tài sảnChủ yếu là quyền tài sản chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân
Điều kiện bảo hộCó tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộCó tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ-Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;- Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên+ Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50  sau năm đồng tác giả cuối cùng chết– Quyền của người biểu diễn: 50 tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: 50 tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố- Quyền của tổ chức phát sóng: 50 tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Người biểu diễn có quyền gì theo quy định của pháp luật? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi nào?

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả khi tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.
Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Sử dụng ảnh có bản quyền bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.