Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa?

23/07/2022
Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa?
415
Views

Đối thoại tại Tòa thực chất cũng giống như một phiên hòa giải; trong giai đoạn này các bên có quyền trình bày quan điểm và thỏa thuận với nhau; nếu vấn đề được giải quyết trong giai đoạn này thì sẽ rất tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên; nhiều người vì không có thiện chí nên cho dù được triệu tập vẫn vắng mặt. Vậy câu hỏi đặt ra là: Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa? Vấn đề đó sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Luật tố tụng hành chính 2015

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về người bị kiện – bị đơn

Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị người khác khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị cá nhân, cơ quan, tổ chức đó xâm phạm là người bị kiện.

Hay nói cách khác, người bị kiện là người bị coi là đã xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích của người khởi kiện hoặc có tranh chấp với người khởi kiện.

Sau khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện lên Tòa án và được TAND thụ lý giải quyết vụ việc, lúc này người khởi kiện sẽ trở thành nguyên đơn và người bị kiện sẽ là bị đơn. Hai chủ thể này là đương sự trong vụ án dân sự.

Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính?

Căn cứ Điều 134 Luật tố tụng hành chính 2015 nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính như sau:

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.

2. Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;

b) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;

c) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Người bị kiện vắng mặt mấy lần thì không tiếp tục tiến hành đối thoại?

Căn cứ Điều 135 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được như sau:

1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.

3. Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.

Như vậy, theo quy định như trên, nếu người bị kiện cố tình vắng mặt hai lần thì vụ án sẽ không tiến hành đối thoại được, và tòa sẽ không tiếp tục tổ chức đối thoại.

Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa?
Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa?

Người bị kiện được vắng mặt tại phiên tòa mấy lần?

Như đã trình bày ở trên, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa.

  • Nếu bị đơn không tham gia được phiên tòa và cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa, thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
  • Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn.

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai:

  • Nếu người bị kiện vắng mặt, nhưng có lý do chính đáng và không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa.
  • Nếu bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.

Sau khi bị đơn bị xét xử vắng mặt, họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. (Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Lý do chính đáng khiến người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa có thể là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan:

  • Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người bị kiện không thể thực hiện được việc tham dự phiên tòa của mình, trong đó những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động có thể là: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,…

Một số lý do chính đáng thường gặp trên thực tế như:

  • Do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi xảy ra;
  • Do bản thân ốm có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị;
  • Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;…

Khi vắng mặt tại phiên tòa, người bị kiện cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là có lý do chính đáng.

Tòa có được xét xử vắng mặt bị đơn?

Đối với đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau:

  • Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt. Vậy nếu thuộc trường hợp nêu trên thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt bị đơn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí dịch vụ công chứng tại nhà, giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Triệu tập lần thứ nhất bị đơn vắng mặt thì xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi triệu tập hợp lệ lần thứ nhất:
– Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa;
– Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;
– Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vẫn xét xử.

Nếu bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì giải quyết thế nào?

– Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

Nếu nguyên đơn vắng không vì sự kiện bất khả kháng thì giải quyết thế nào?

– Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.