Xuất phát từ sự khoan hồng của pháp luật trước những trường hợp có lý do chính đáng mà sẽ được xin kháng cáo hoặc giảm nhẹ hình phạt. Tòa án sẽ xem xét dựa trên tình tiết để giảm nhẹ án và vụ án của bị cáo hoặc do chính người bị hại sẽ xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo dể xét duyệt xem có đang được hưởng khoan hồng hay không. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ xin giảm nhẹ hình phạt
Đơn xin giảm nhẹ hình phạt
Nội dung của đơn xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án hình sự gồm:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm,ngày, tháng,năm làm đơn
- Tên đơn: đơn xin giảm nhẹ hình phạt
- Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra đang giải quyết vụ án hình sự
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư (bao gồm cả số, ngày cấp, nơi cấp), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn
- Tóm tắt vụ án cần được giảm nhẹ hình phạt
- Lý do giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
- Tài liệu chứng cứ kèm theo các tình tiết giảm nhẹ hình phạt;
- Ký tên và điểm chỉ làm chứng cuối đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Tài liệu chứng cứ kèm theo
Kèm theo đơn xin giảm nhẹ hình phạt bắt buộc phải nêu các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho các tình tiết giảm nhẹ để đảm bảo các tình tiết giảm nhẹ đưa ra là khách quan, làm căn cứ cho quyết định giảm án của Tòa án trước những người bị hại.
Ví dụ như: Huân huy chương kháng chiến của bản thân/vợ chồng/bố mẹ/ông bà; Giấy chứng nhận gia đình khó khăn; Hồ sơ khám chữa bệnh; Tài liệu về việc tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả….
Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Tại Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rằng:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.”
Mặt khác, tại Mục 5 phần I Công văn số 212/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử thì hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực) hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em một bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước.
– Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
– Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
– Người bị hại cũng có lỗi;
– Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
– Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
– Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
– Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản.
Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Khi viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, người viết cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây:
- Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn;
- Mối quan hệ với người được viết đơn (ví dụ như anh/chị/em/cha/mẹ/vợ/con …) hoặc tư cách tham gia tố tụng nếu trực tiếp viết đơn;
- Họ, tên người được xin giảm nhẹ;
- Thông tin vụ án (ví dụ “Trần Văn A” phạm tội “Cố ý gây thương tích”);
- Điền tên cơ quan hiện đang thụ lý giải quyết vụ án;
- Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…
- Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;
- Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).
Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Dưới đây Luật sư 247 đưa ra cho người đọc hai mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Mẫu số 1
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn:
(1): Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn;
(2): Mối quan hệ với người được viết đơn (ví dụ như anh/chị/em/cha/mẹ/vợ/con …) hoặc tư cách tham gia tố tụng nếu trực tiếp viết đơn;
(3): Họ, tên người được xin giảm nhẹ;
(4): Thông tin vụ án;
Ví dụ “Trần Văn A” phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
(5): Điền tên cơ quan hiện đang thụ lý giải quyết vụ án;
(6): Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…
(7): Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;
(8): Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).
Mẫu số 2
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Người bị tạm giam có được ủy quyền cho người khác bán tài sản không?
- Có được ủy quyền cho người thân rút tiền khi đang bị tạm giam không?
- Tù chung thân cải tạo tốt có được giảm án không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục giải thể công ty, dịch vụ giải thể công ty trọn gói … Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 342 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị như sau:
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 345 Bộ luật trên phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo quy định nêu trên, con bạn có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong quá trình xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có quyền xem xét, quyết định phần kháng cáo bổ sung xin giảm nhẹ hình phạt nhưng phải xem xét một cách thận trọng bảo đảm đúng người đúng tội.
Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định về án treo như sau: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Ngị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về điều kiện cho người bị kết án tù được hưởng án treo như sau:Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
Bị xử phạt tù không quá 03 năm.Có nhân thân tốt.
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 BLHS 2015 thì “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.”
Lưu ý: Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm” nếu xét thấy bản án hoặc quyết định sơ thẩm đó chưa thỏa đáng.