Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo

17/11/2022
Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
322
Views

Ngoài việc, người có tội phải chứng minh thuộc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thì bị cáo hoàn toàn có quyền làm đơn xin để xin giảm nhẹ hình phạt cho chính bản thân mình ngoài các nội dung đã được Nhà nước quy định trong bộ luật để Tòa án xem xét đưa ra phán quyết cuối cùng về tội danh do họ đã phạm phải. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt được coi là mẫu văn bản được soạn nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện giảm nhẹ mức hình phạt

Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tình tiết để được giảm nhẹ mức hình phạt như sau:

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo

Khi viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, người viết cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây:

  • Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn;
  • Mối quan hệ với người được viết đơn (ví dụ như anh/chị/em/cha/mẹ/vợ/con …) hoặc tư cách tham gia tố tụng nếu trực tiếp viết đơn;
  • Họ, tên người được xin giảm nhẹ;
  • Thông tin vụ án (ví dụ “Trần Văn A” phạm tội “Cố ý gây thương tích”);
  • Điền tên cơ quan hiện đang thụ lý giải quyết vụ án;
  • Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…
  • Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;
  • Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).

Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo

Dưới đây Luật sư 247 đưa ra cho người đọc hai mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo

Mẫu số 1

Hướng dẫn cách điền mẫu đơn:

(1): Họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn;

(2): Mối quan hệ với người được viết đơn (ví dụ như anh/chị/em/cha/mẹ/vợ/con …) hoặc tư cách tham gia tố tụng nếu trực tiếp viết đơn;

(3): Họ, tên người được xin giảm nhẹ;

(4): Thông tin vụ án;

Ví dụ “Trần Văn A” phạm tội “Cố ý gây thương tích”.

(5): Điền tên cơ quan hiện đang thụ lý giải quyết vụ án;

(6): Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…

(7): Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;

(8): Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).

Mẫu số 2

Nơi nộp đơn xin giảm nhẹ hình phạt

Do Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định hình phạt, trách nhiệm hình sự và Viện kiểm sát có quyền công tố, kiểm sát việc tiến hành hoạt động tố tụng hình sự cho nên có thể nộp đơn tại Tòa án hoặc Viện kiểm sát trong suốt quá trình giải quyết vụ án khi viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Điều 41, Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).

“Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.”

“Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát

1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự;

b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát;

c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Kiểm sát viên;

d) Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Khi vắng mặt, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy quyền cho một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;

c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;

d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

g) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

h) Quyết định hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

i) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án;

k) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

l) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

m) Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;

n) Yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bị can, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;

o) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

p) Thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật;

q) Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”

“Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;

b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;

c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Ra quyết định thi hành án hình sự;

đ) Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù;

e) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

g) Quyết định xoá án tích;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;

b) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

d) Kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

đ) Quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án;

e) Tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Chánh án Tòa án không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư 247 tư vấn về “Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mã số thuế cá nhân … của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Tù chung thân cải tạo tốt có được giảm án không?

Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định; người bị kết án phạt tù chung thân có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt nếu: 
Đã chấp hành hình phạt được 12 năm (đối với xét lần đầu) và 20 năm (nếu xét giảm nhiều lần).
Có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự
Nếu cá nhân phạm nhiều tội trong đó có tội bị kết án tù chung thân; thì chỉ được xét giảm lần đầu khi đã chấp hành được 15 năm tù và giảm nhiều lần khi đã chấp hành hình phạt tù 25 năm.

Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo được không?

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Theo đó, không chỉ các tình tiết quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự mới được Tòa án coi là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà tùy vào tình huống mỗi vụ án cụ thể, trong quá trình xét xử, tòa án có thể xem xét, cân nhắc và quyết định một số tình tiết khác dùng làm tình tiết giảm nhẹ, lý do giảm nhẹ sẽ được ghi cụ thể vào trong các bản án. 
Theo quy định tại Mục 5 phần I Công văn số 212/TANDTC-PC của TANDTC ngày 13/9/2019 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử thì hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em một bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
– Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
– Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
– Người bị hại cũng có lỗi;
– Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
– Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
– Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
– Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Như vậy, trong trường hợp bị cáo chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản, người bị hại có thể xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và được Tòa án xem xét, quyết định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.