Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Nó làm hạn chế quyền con người nên việc áp dụng phải tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật. Tuy nhiên tình trạng cơ quan chức năng giữ người không có căn cứ vẫn xảy ra trên thực tế. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không có căn cứ có được bồi thường về tinh thần không? Cần đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Theo Khoản 1 Điều 110 BLTTHS 2015, khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Do đó chỉ khi có các căn cứ như trên thì mới có thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Áp dụng biện pháp giữ người mà không có căn cứ trên là hành vi trái pháp luật.
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không có căn cứ có được bồi thường?
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (TNBTNN):
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Theo Điều 18 Luật TNBTNN, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
“1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
….”
Điều 32. Các thiệt hại Nhà nước không bồi thường
“1. Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
……..2. Ngoài các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
b) Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
….”
Điều kiện để được Nhà nước bồi thường
Theo quy định trên thì Người bị giữ khẩn cấp được bồi thường khi đủ các điều kiện sau:
- Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp không có căn cứ: Có văn bản làm căn cứ
- Người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Việc giữ người gây thiệt hại trên thực tế
- Không thuộc các trường hợp không được bồi thường quy định tại Điều 32
- Có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường
- Trong thời hiệu yêu câu bồi thường
Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 27 Luật TNBTNN 2017:
“Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được xác định là 02 ngày lương cơ sở;“
Vậy nếu đủ điều kiện, người đó có thể được bồi thường tinh thần là 2 ngày lương cơ sở. Bên cạnh đó tùy vào thiệt hại thực tế mà họ còn có thể được nhận BTTH về vật chất và các thiệt hại khác nếu có các giấy tờ chứng minh về thiệt hại.
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Người bị giữ khẩn cấp không có căn cứ có được bồi thường về tinh thần?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn xem thêm
- Sự khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự?
- Quy định về kháng nghị phúc thẩm trong giải quyết vụ án hình sự?
- Trách nhiệm hình sự là gì?
Câu hỏi thường gặp
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật.
Theo Điều 5 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường
1. Người bị thiệt hại;
2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.