Người bán đất chết, sang tên Sổ đỏ thế nào?

22/03/2022
Người bán đất chết, sang tên Sổ đỏ thế nào?
1061
Views

Nhu cầu mua bán, sở hữu nhà đất vẫn luôn ngày càng tăng. Hàng ngày, hàng giờ đều có các giao dịch về quyền sử dụng đất diễn ra. Khi thực hiện xong các giao dịch, người mua và người bán thường sẽ thực hiện ngay thủ tục sang tên sổ đỏ. Vậy nếu xảy ra trường hợp người bán đất chết thì phải sang tên Sổ đỏ thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để trả lời câu hỏi này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)

Có được sang tên Sổ đỏ khi người bán đã chết?

Để biết bạn có quyền sang tên Sổ đỏ đối với mảnh đất này hay không cần xác định xem mảnh đất cấp cho ai? Theo đó, sẽ có 02 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 01: Đất cấp cho cá nhân người bán

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi hợp đồng mua bán được công chứng, chứng thực, các bên cũng đã tiến hành thanh toán xong tiền mua bán đất thì hợp đồng mua bán này sẽ được coi là cơ sở để bên mua sang tên.

Xét trường hợp của bạn nếu mảnh đất mà bạn mua cấp riêng cho ông chủ bán đất thì khi mua bán, chuyển nhượng phần đất này chỉ cần một mình người bán đất ký xác nhận.

Do đó, sau khi chủ bán đất mất thì bạn có quyền làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn mà không cần phải được sự đồng ý của những thành viên khác trong gia đình người chủ bán đất này.

Trường hợp 02: Đất cấp cho hộ gia đình người bán

Căn cứ theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Điều này có nghĩa, tất cả những người được ghi nhận trong sổ hộ khẩu sẽ có quyền sở hữu ngang nhau đối với phần đất được giao. Theo đó, trong trường hợp người bán đất cho bạn muốn mua bán, chuyển nhượng phần đất này thì phải được sự đồng ý hoặc có giấy ủy quyền của những người đồng sở hữu còn lại.

Nếu trong hợp đồng mua bán đã được công chứng giữa bạn và người bán đất chưa có sự đồng ý của những người đồng sở hữu còn lại trong gia đình thì hợp đồng mua bán này chưa có hiệu lực pháp luật.

Do vậy, sau khi người bán đất mất thì bạn chưa thể thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ đất đứng tên bạn được.

Trong trường hợp này, nếu muốn sang tên phải ký lại hợp đồng mua bán với những người đồng sở hữu đất và những người đồng thừa kế phần diện tích đất của ngươi bán.

Thủ tục sang tên Sổ đỏ thế nào?

Thủ tục sang tên Sổ đỏ thế nào?
Thủ tục sang tên Sổ đỏ thế nào?

Trường hợp đủ điều kiện thì bạn thực hiện đăng ký chuyển quyền sử dụng đất theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin đăng ký biến động đất đai;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (bản gốc);

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân

Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính

Bước 2: Người sử dụng đất hoàn thành các nghĩa vụ tài chính gồm:

– Lệ phí trước bạ: 0,5% giá trị chuyển nhượng quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP;

– Ngoài ra còn có các chi phí như thẩm định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lệ phí khi lấy sổ, lệ phí trích lục bản đồ địa chính…theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, người sử dụng đất nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thay đổi tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai là hoàn tất thủ tục đăng ký và sang tên quyền sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người bán đất chết, sang tên Sổ đỏ thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Điều kiện thực hiện các giao dịch về QSDĐ?

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013; điều kiện thực hiện các giao dịch về QSDĐ như sau:
Có Giấy chứng nhận QSDĐ, trừ 1 số TH.
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.

Không sang tên sổ đỏ có bị phạt không?

Không sang tên sổ đỏ, người dân có thể bị phạt đến 10 triệu đồng (Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP). Theo quy định pháp luật, khi chuyển nhượng, tặng cho thì người sử dụng đất phải sang tên sổ đỏ (đăng ký biến động đất đai).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.