Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?

09/07/2022
Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?
372
Views

Xin chào Luật sư. Em là Phúc, sinh viên năm 2 khoa Luật Học viên Thanh thiếu niên. Hiện tại, em đang học đến phần Hình sự và cảm thấy thú vị đối với phần học này. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, em vẫn còn một vài thắc mắc chưa được giải đáp như sau: Đối với người dưới 18 tuổi – cụ thể là người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không? Mong được Luật sư giải đáp. Em cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tạm giam là gì?

Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.

Khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …

Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng đến quyền tự do thân thể của công dân.

Các trường hợp bị tạm giam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 119 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

(a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

(b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

(c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

(d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

(đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?

Các biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi

Căn cứ Điều 419 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.

Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.

Người 15 tuổi phạm tội bị tam giam trong những trường hợp

Theo quy định pháp luật như trên, người 15 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu phạm vào các tội quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự và có các căn cứ để cơ quan có thẩm quyển ra quyết định tạm giam đó là:

1. Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

2. Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

3. Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

4. Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

5. Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người 15 tuổi phạm tội là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 419 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:

Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.

Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?
Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?

Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi

Căn cứ theo Điều 33 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.

2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người 15 tuổi phạm tội có bị tạm giam không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thủ tục sang tên nhà đất, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Người 15 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng bị kết án thì có án tích hay không?

Không. Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp nào?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:
1. Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.
2. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.
3. Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.

Thời gian gặp người thân khi bị tạm giữ, tạm giam đối với người 15 tuổi phạm tội?

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật này với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
Nếu người 15 tuổi bị tạm giam thì có thể được gặp người thân mỗi tháng hai lần và mỗi lần không quá một giờ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.