Các trường hợp tạm giam để điều tra theo quy định của pháp luật

17/05/2022
Các trường hợp tạm giam để điều tra
807
Views

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn quan trọng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, tội phạm nào cũng áp dụng biện pháp tạm giam. Việc tạm giam bị can, bị cáo cũng nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử; tránh trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội có dấu hiệu bỏ trốn; nó là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân. Vậy ” các trường hợp tạm giam để điều tra” gồm những trường hợp nào?.

Câu hỏi: Em trai tôi có bị bắt về tội trộm cắp tài sản theo điều 138 Bộ luật hình sự; và đã bị khởi tố hình sự về tội trộm cắp tài sản. Hiện nay bị cơ quan điều tra tiến hành tạm giam; tôi xin hỏi Luật sư là những trường hợp nào thì bị tạm giam ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam

Tạm giam theo quy định của pháp luật

Theo cách giải thích tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; có quy định về cách hiểu của người bị tạm giam như sau: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ; trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; bao gồm bị can, bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình; mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.”

Tạm giam là gì?

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất; trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Các biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại; hoặc quyền và lợi ích về tài sản; mà không ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân; như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp.

Còn các biện pháp bắt, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc; nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân nhưng thời gian hạn chế quyền tự do; trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt người; hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.

Căn cứ theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4, Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; có quy định về các trường hợp bắt tạm giam như sau:

“Điều 119. Tạm giam

1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng; mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm; khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại; người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng; mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm; nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.….”

Thực tiễn cho thấy, biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ rõ ràng, xác đáng; không lạm dụng, áp dụng tùy tiện. Bộ luật Tố tụng hình sự qua các thời kỳ cũng có quy định rõ; về các trường hợp bắt tạm giam nhằm ngăn chặn tội phạm; tiếp tục thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây nguy hại; mất an ninh trật tự, an toàn xã hội cho xã hội.

Tuy vậy, vẫn có những trường hợp pháp luật hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam; đối với những đối tượng như: bị can, bị cáo là phụ nữ có thai; hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng; mà có nơi cư trú và lai lịch rõ ràng; thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Việc nhà làm luật quy định như vậy vừa thấu tình, vừa đạt lý; vì đây là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; và có những diễn biến tâm sinh lý không giống với những người khỏe mạnh bình thường.

Các trường hợp tạm giam để điều tra
Các trường hợp tạm giam để điều tra

Các trường hợp tạm giam để điều tra

Tạm giam chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo để tạm giam; là bắt người đã bị khởi tố về hình sự; hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử; để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội; cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra; truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Các trường hợp bị tạm giam

Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, tạm giam có thể áp dụng đối với:

– Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

– Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng; mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm; khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu; đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm; và người thân thích của những người này.

– Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm; nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Các trường hợp tạm giam để điều tra” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Việc hủy bỏ biện pháp tạm giam như thế nào?

Trong quá trình tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị giam hoặc xét thấy cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Ngoài ra, khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trường hợp nào không được tạm giam?

Theo khoản 4 Điều 119, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
– Tiếp tục phạm tội;
– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
– Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

 Thời hạn tạm giam bị can để điều tra là bao lâu?

– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.