“Xin chào Luật sư, hiện tại tôi đang làm giúp việc cho gia đình anh B, trong thời gian làm việc tôi thực hiện đúng và làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên khi làm việc tôithường xuyên bị mắng chửi, có lúc khi anh B uống rượu còn đánh tôi. Tôi muốn xin nghỉ việc và đòi lương nhưng anh B không chịu trả lương vì cho rằng tôi không thực hiện đúng hợp đồng. Tối muốn hỏi ngược đãi người lao động bị phạt bao nhiêu tiền? Cám ơn luật sư đã tư vấn!”
Ngược đãi người lao động đang là vấn đề gây nhiều rắc rối cho nhiều doanh nghiệp, đây cũng là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm hiện nay. Ngược đãi người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Vậy, hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? Luật sư 247 có những giải đáp sau:
Căn cứu pháp lý
Nghị định 27/2014/NĐ-CP
Ngược đãi là gì? Thế nào là ngược đãi người lao động?
Ngược đãi là hành vi làm hại hay kiểm soát người khác; ngược đãi có thể là ngược đãi về cơ thể, lời nói hoặc cảm xúc. Tất cả các hình thức ngược đãi đều có thể gây ra tổn thương và những sang chấn tâm lý cho nạn nhân.
Trong quan hệ lao động, người lao động thường là người yếu thế; có thể là đối tượng của ngược đãi lao động. Bộ luật Lao động 2019 không quy định rõ về các hành vi ngược đãi người lao động; nhưng theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật này thì ngược đãi người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
Có thể hiểu, ngược đãi người lao động là những hành vi; lời nói làm tổn thương, phương hại đến người khác; có thể là tổn thương về tinh thần hoặc thể xác; trong quá trình họ thực hiện công việc.
Theo khoản 4 Điều 164 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định; người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền; nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi; quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị ngược đãi
Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;…”
Từ căn cứ trên, khi bị chị bị ngược đãi thường xuyên trong vòng 04 tháng; chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Trong trường hợp này, chị có thể chấm dứt hợp động mà không cần phải báo trước; theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP:
“3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;…”
Phạt tiền khi ngược đãi người lao động
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; có quy định về mức xử phạt vi phạm khi thực hiện hợp đồng lao động.
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng; đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động; ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với tổ chức: Mức tiền phạt sẽ tăng gấp 2 lần khi ngược đãi người lao động.
Trong trường hợp chị bị ngược đãi; do lỗi của người sử dụng lao động gây ra là anh B. Vì vậy, anh B có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho chị. Vì anh B không chịu trả lương với lý do không thực hiện đúng hợp đồng là không hợp lý; nên chị có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Mời bạn đọc thêm
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật
- NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
- Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
- Không ký hợp đồng lao động có đòi được lương hay không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ngược đãi người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Hành vi ngược đãi người lao động đến một mức độ nhất định; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nếu hành vi ngược đãi người lao động nghiêm trọng gây nên tỉ lệ thương tích nhất định có thể trở thành tội “Cưỡng bức lao động”. Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “Cưỡng bức lao động”, bị phạt tiền và có thể bị phạt từ lên đến 12 năm.
Điều 37 Bộ luật lao động đã quy định rõ những trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước:
người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
“a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”