Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?

11/07/2023
Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?
462
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Văn Tuấn, tôi hiện đang là nhân viên cho một công ty vận tải ở Thành phố Hải Phòng. Sắp tới tôi đang có một số dự định cá nhân nên tính nghỉ việc ở công ty này để có thể dồn hết thời gian vào các kế hoạch đó. Trước khi nghỉ thì tôi đang có đôi chút thắc mắc về Bảo hiểm xã hội của tôi, không rõ là nếu trường hợp tôi nghỉ ngang như thế thì sau khoảng bao lâu sẽ được chốt sổ. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Vấn đề về “Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?” là vấn đề không chỉ bạn mà còn được rất nhiều người quan tâm, vậy để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi đó thì xin mời các độc giả tham khảo bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Muốn biết công ty cũ đã chốt sổ Bảo hiểm xã hội chưa thì làm như thế nào?

Có 3 cách để có thể kiểm tra công ty cũ đã chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

Cách 1: Xem trên tời rời cơ quan BHXH cung cấp

Nếu sổ bảo hiểm xã hội đã chốt thì trên tờ rơi có dòng chữ: Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm

Cách 2: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/

Bước 1: Chọn Tra cứu -> Chọn tiếp tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm

Bước 2: Người tra cứu thực hiện nhập thông tin vào các ô

Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Trong đó:

Chọn chính xác tên và tỉnh thành nơi cơ quan bảo hiểm mà người cần tra cứu tham gia trong các thanh tùy chọn. Nhập khoảng thời gian tương ứng mà bạn tham gia BH tại cơ quan đó, hoặc toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu tham gia BHXH cho đến hiện tại.

Phần thông tin cá nhân, hãy điền đầy đủ Số CMND, họ tên của người cần tra cứu, tên viết có dấu hay không có dấu, hãy kích vào tùy chọn ngay bên dưới. Nhập chính xác Mã số BHXH trong ô tương ứng.

Nhập chính xác số điện thoại mà bạn có thể nhận tin nhắn để nhận mã số OTP của dịch vụ Chăm sóc khách hàng BHXH.

Bước 3: Tích chọn ô “tôi không phải người máy” để xác minh thông tin, sau đó kích chuột vào ô “Lấy mã OTP”. Mã xác thực sẽ được gửi đến số điện thoại bạn đăng ký.

Khi thông tin được điền đầy đủ, hệ thống sẽ tự động xuất hiện thêm phần Nhập mã OTP

Bước 4: Nhập mã OTP và Tra cứu:

Khi thông tin được điền đầy đủ, hệ thống sẽ tự động xuất hiện thêm phần Nhập mã OTP

Điền mã số xác nhận OTP trong tin nhắn nhận được vào ô “ Nhập mã OTP” (trong thời gian 240s từ khi nhận được tin nhắn), kích chọn nút “Tra cứu” để bắt đầu quá trình tra cứu.

Cách 3: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Trên ứng dụng VSSID sẽ có đầy đủ quá trình tham gia BHXH theo tháng để người lao động theo dõi chi tiết được tình hình đóng bảo hiểm hiểm của mình đang thực hiện như thế nào.

Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Vấn đề về nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội của anh Tuấn cũng là vấn đề mà nhiều người lao động thắc mắc, bởi việc chốt sổ Bảo hiểm xã hội rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới quyền lợi của chính người lao động nếu như nghỉ việc. Vậy nhằm trả lời cho câu hỏi trên thì căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy, theo quy định thì thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ không quá 14 ngày và trong trường hợp đặc biệt theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội tối đa không quá 30 ngày.

Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Không chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ thì có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay tình trạng người lao động trước khi nghỉ làm đã không thực hiện đầy đủ các thủ tục xảy ra rất nhiều, điều đó dẫn tới việc khi làm việc ở nơi mới sẽ vướng mắc các thủ tục trước đó chưa giải quyết xong. Trong số đó có thủ tục liên quan tới việc đóng BHXH, vậy để trả lời cho vấn đề không chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ thì có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không thì căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội như sau:

– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Và theo khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

2.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Như vậy, không chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ mà vẫn muốn đóng bảo hiểm xã hội thì bắt buộc phải có hợp đồng lao động ít nhất là 01 tháng trở đi và người lao động cần ghi tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp nơi làm việc cũ chưa báo giảm lao động, tức là người lao động vẫn được coi là đang làm việc thì người lao động sẽ không thể tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc mới được.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội chúng tôi cung cấp dịch vụ … Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nghỉ ngang bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm xã hội?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật về tranh chấp đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Không có đủ giấy tờ thì nộp tờ rời sổ bảo hiểm xã hội để được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp có được không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”
Như vậy, theo quy định này thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Do đó, khi bạn nghỉ việc ở công ty muốn hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì bạn phải yêu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội có đầy đủ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bạn để có căn cứ xác định điều kiện hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn.
Việc bạn nộp các tờ rời quá trình đóng bảo hiểm xã hội mà chưa chốt sổ thì sẽ bị phía Trung tâm dịch vụ việc làm trả hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp do chưa xác định được quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết cho bạn.

Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm sau:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Theo đó, doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động.

Công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động không đến nhận sổ thì phải làm thế nào?

Căn cứ mục 4 Công văn 1527/BHXH-ST năm 2017 về rà soát, trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có quy định như sau:
“4. Đối với sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng BHXH nhưng sau 12 tháng người lao động không đến nhận, đơn vị chuyển cho cơ quan BHXH lưu trữ thì nhập quá trình đóng BHXH, BHTN đã ghi trên sổ BHXH vào cơ sở dữ liệu, đục lỗ sổ BHXH và lưu theo quy định. Khi người lao động đề nghị nhận sổ BHXH, thực hiện in Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH (Mẫu số 03) và sổ BHXH mới để trả cho người lao động.”
Như vậy, công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động không đến nhận sổ thì có thể làm như trên.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.