Nghị định số 143/2017/NĐ-CP quy định bảo vệ công trình hàng hải

16/10/2021
Nghị định số 143/2017/NĐ-CP quy định bảo vệ công trình hàng hải
446
Views

Nghị định 143/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định bảo vệ công trình hàng hải. Hãy xem trước và tải xuống nghị định dưới đây của Luật sư X!

Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đã biết 
Số hiệu:143/2017/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đã biết 
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:14/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Giao thông , Hàng hải

Tóm tắt Nghị định số 143/2017/NĐ-CP

Cấm khai thác khoáng sản trong luồng hàng hải

Đây là một điểm mới trong quy định về bảo vệ công trình hàng hải được Chính phủ ban hành ngày 14/12/2017 tại Nghị định số 143/2017/NĐ-CP. Cụ thể:

Các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải là: Thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải; Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải; Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…

Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa có kết hợp phao neo hoặc trụ neo là tối thiểu 60m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế lớn hơn 20m. 

Các công trình hàng hải đang chuẩn bị đầu tư thì chủ đầu tư công trình tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải, bổ sung vào hồ sơ dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.

Xem trước và tải xuống Nghị định số 143/2017/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Công trình hàng hải bao gồm những gì?

Công trình hàng hải bao gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.

Phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi?

Phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn có chiều rộng 500 m tính từ điểm nhô ra xa nhất của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo có chiều rộng 02 hải lý tính từ vị trí tọa độ của công trình cảng dầu khí ngoài khơi.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với công trình hàng hải?

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc giao khu vực biển để ưu tiên xây dựng cảng biển và luồng hàng hải phù hợp quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Quyết định 1858/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận