Nghị định 60/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ bao giờ?

20/09/2022
Nghị định 60/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ bao giờ
567
Views

Nghị định 60/2022/NĐ-CP ban hành ngày 08/09/2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam. Để nắm rõ hơn những nội dung được quy định Nghị định 60/2022/NĐ-CP . Luật sư X mời bạn đọc xem văn bản này trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:60/2022/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Phạm Bình Minh
Ngày ban hành:08/09/2022Ngày hiệu lực:08/09/2022
Ngày công báo:Đang cập nhậtĐang cập nhật
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Một số quy định mới về vị trí, chức năng của Đài Truyền hình Việt Nam

Ngày 08/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trong đó, vị trí và chức năng của Đài Truyền hình Việt Nam được quy định như sau:

  • Là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông.
  • Tên viết tắt tiếng Việt là THVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam Television, viết tắt là VTV.
  • Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.

So với trước đây, vị trí của Đài Truyền hình Việt Nam được bổ sung là cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện. Đồng thời, Đài Truyền hình Việt Nam không còn chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông về truyền hình.

Vị trí và chức năng đài truyền hình

1. Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bàng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông.

2. Đài Truyền hình Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là THVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam Television, viết tắt là VTV.

3. Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.

Nghị định 60/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ bao giờ
Nghị định 60/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ bao giờ

Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài truyền hình

Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính

phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án quan trọng khác của Đài Truyền hình Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình.

5. Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật.

6. Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền hình Việt Nam để sản xuất nội dung; truyền dẫn tín hiệu trên hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng; phát sóng trên các phương thức truyền hình vệ tinh, mặt đất và mạng truyền hình cáp; cung cấp trên nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam và nền tảng số khác các chương trình, kênh chương trình ở trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7. Chủ trì, phối hợp với các đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình địa phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát trên kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.

8. Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

9. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc; được vận dụng cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

10. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam; nghiên cứu, xây dựng nền tảng truyền hình số (trực tuyến) ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số để phát huy sự tham gia, sáng tạo nội dung của khán giả.

13. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền hình và truyền thông đa phương tiện khác theo quy định của pháp luật.

14. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Truyền hình Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

15. Quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và người lao động; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công theo quy định của pháp luật.

17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

18. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

19. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Tải xuống Nghị định 60/2022/NĐ-CP

Nghị định 60/2022/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Nghị định 60/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ bao giờ?“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hya các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về lãnh đạo của đài truyền hình Việt Nam?

1. Đài Truyền hình Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam; các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
4. Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

Giám đốc đài truyền hình có bắt buộc phải có bằng đại học?

Tại Khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:
Điều 23. Người đứng đầu cơ quan báo chí
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.