Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?

12/07/2022
Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?
588
Views

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Người nhà tôi đang bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh. Tôi muốn tìm hiểu quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh như thế nào? Tôi có tìm hiểu qua về nghị định 50 về đăng ký kinh doanh, tuy nhiên tôi không biết văn bản này có còn hiệu lực hay không. Vì vậy, Luật sư cho tôi hỏi Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về hiệu lực Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh quy định những gì?

Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh là Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, được ban hành này 01 tháng 06 năm 2016 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Phạm vi điều chỉnh của nghị định 50 về đăng ký kinh doanh?

Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ra đời là một văn bản pháp lý quan trọng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Cụ thể là quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:

  • Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
  • Vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
  • Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu;
  • Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?
Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?

Thẩm quyền thực hiện nghị định 50 về đăng ký kinh doanh?

Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, gồm:

  • Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư;
  • Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp;
  • Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế;
  • Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

Các hình thức xử phạt theo Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh?

  • Các hình thức xử phạt chính với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền.
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm tại Chương II Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh.

Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?

Tình trang pháp lý:

Số hiệu:50/2016/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:01/06/2016Ngày hiệu lực:15/07/2016
Ngày công báo:14/06/2016Số công báo:Từ số 383 đến số 384
Tình trạng:Hết hiệu lực: 01/01/2022

Như vậy, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư hết hiệu lực vào ngày 01/01/2022.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Nội dung nổi bật của Nghị định 122 năm 2021

Từ 2022, phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch đầu tư tối đa 500 triệu đồng

Ngày 28/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Theo quy định mức mới, hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư vẫn gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền. Tuy nhiên mức phạt tiền tối đa có sự thay đổi lên tới 500 triệu đồng trong lĩnh vực quy hoạch, 300 triệu đồng trong lĩnh vực đầu tư, đấu thấu; lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100 triệu đồng.
Mức phạt tiền quy định nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Với cá nhân vi phạm cùng một hành vi thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt so với tổ chức. Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 1 năm; lĩnh vực quy hoạch là 2 năm.
Đáng lưu ý là mức phạt vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tăng tăng lên gấp đôi so với mức hiện hành. Hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng thay vì mức từ 10 triệu đến 15 triệu đồng như quy định cũ.
Nghị định cũng bổ sung quy định xử phạt mới liên quan đến vi phạm về kê khai vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó hành vi khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, khai khống từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng. Mức phạt tối đa của hành vi này lên tới 100 triệu đồng.
Đối với hành vi vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp mức phạt tối đa lên tới 30 triệu đồng. Trước đây, mức phạt tối đa liên quan tới quy định này là 10 triệu đồng.

Xem trước và tải xuống Nghị định 122/2021/NĐ-CP

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định 50 về đăng ký kinh doanh còn hiệu lực không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị định 122/2021/NĐ-CP:
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện mà không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự và được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP));
b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đấu thầu;
c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp;
d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch
.”

Hình thức xử phạt của nghị định 122/2021/NĐ-CP?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định này quy định về hình thức xửa phạt như sau
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính gồm:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.