Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

23/12/2021
Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
617
Views
Số hiệu:43/2017/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:14/04/2017Ngày hiệu lực:01/06/2017
Ngày công báo:27/04/2017Số công báo:Từ số 295 đến số 296
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam; và hàng hóa nhập khẩu, cách ghi xuất xứ, định lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa. Dưới đây là thông tin về Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Luật sư 247!

Tóm tắt Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa

Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau: 

– Tên hàng hóa; 

– Xuất xứ hàng hóa; 

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 

– Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa. Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô. 

Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP; ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng; mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất; thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất; nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng. Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất. 

Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản

 Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP phải được công khai những thông tin sau: 

– Tên hàng hóa; 

– Hạn sử dụng; 

– Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; 

– Hướng dẫn sử dụng; 

– Cảnh báo an toàn (nếu có). 

Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa

 Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, cũng theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có). Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,…  Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.

Xem trước và tải xuống Nghị định 43/2017/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo nghị định 43/2017/NĐ-CP?

Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau: 
– Tên hàng hóa; 
– Xuất xứ hàng hóa; 
– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 
– Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa. Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô. 

Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản?

Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP phải được công khai những thông tin sau: 
– Tên hàng hóa; 
– Hạn sử dụng; 
– Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; 
– Hướng dẫn sử dụng; 
– Cảnh báo an toàn (nếu có). 

Nhãn hàng hóa là gì?

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là thông tin về Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.