Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

17/12/2021
Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP
466
Views

Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để kiểm tra bổ sung. Dưới đây là thông tin về Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP của Luật sư 247!

Cơ quan ban hành:Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Trần Công Phàn; Lê Quý Vương; Lê Chiêm; Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành:22/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Hành chính , Hình sự

Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Theo Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để kiểm tra bổ sung, khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không”; Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”; Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi”; Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra;

Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt”; Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, như: chứng cứ để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi…

Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được chứng cứ đó.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 06/02/2018.

Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi nội dung cáo trạng là gì?

Thay đổi nội dung cáo trạng là thay đổi những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như: thời gian, địa điểm phạm tội; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can; thay đổi điểm, khoản, điều luật mà Viện kiểm sát đã áp dụng để truy tố.

Thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó là gì?

Thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó là thay đổi về diễn biến hành vi phạm tội, chứng cứ chứng minh tội phạm, thay đổi điểm, khoản, điều luật mà Cơ quan điều tra đã đề xuất áp dụng;

Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nghĩa là sao?

Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần;

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là thông tin về Thông tư liên tịch 02/2017/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.